quang cao google
Google tìm kiếm hiệu quả
Thành công với Google
Quảng cáo trên Google
Hỗ trợ online Xem tiếp
Hoàng Hường - Hỗ trợ Google
Hoàng Hường
0989.690.561
Anh Mạnh - Hỗ trợ Google
Anh Mạnh
0916.26.6789
Tuấn Minh - Thiết Kế Website
Tuấn Minh
0961.496.319
Vũ Dương - Hỗ trợ Google
Vũ Dương
0983.99.6789
Nguyễn Tài - Hỗ trợ Google
Nguyễn Tài
0901.756.740
Mai Linh - Hỗ trợ Google
Mai Linh
0904.60.5354
Minh Tiến - Hỗ trợ Google
Minh Tiến
0912.596.666
Ngọc Mai - Hỗ trợ Google
Ngọc Mai
0975.013.855
Trao đổi quảng cáoXem tiếp
  • Đăng ký quảng cáo google Online
    Tư vấn - Trợ giúp khách hàng
    Thiết kế website Đẹp - Ấn tượng
    Google chứng nhận VNPEC/SEM là đối tác quảng cáo Google
  • Lượt xem 3013   lần

Dzé số đây...Dzé số chiều xổ đây...

- (01:02:18 | Chủ nhật, 03/04/2011)
Vì nghèo nên không có tiền để theo học- phải đi bán vé số để phụ giúp cha mẹ...etc...thì công việc bán "vé số" có “bán cả cuộc đời, bán cả tương lai” của những em vô tội mà phải chịu một số phận "hẩm hiu' đến thế không?
Những tấm vé số… và số phận con người.
Đã nhiều lần tôi đuợc nghe vài câu hát fantasy do 1 vài người quen, hát lái đi (đổi lời) từ những bài hát nổi tiếng một thời, chẳng hạn như: “Sống trên đời này, người giàu sang…sướng hơn người nghèo khó…” hoặc bài "Liên khúc Nghèo" mà “Tam ca: Mạnh Quỳnh, Mạnh Đình và Trường Vũ” đã "Vang dội" một thời đối với những ai yêu thích thể loại “nhạc sến”…với câu giáo đầu: “Khi mới sinh ra, tôi được mang kiếp con nhà nghèo…” và nối tiếp với lời ca thán "Từ lâu tôi vẫn mang tên con số nghèo..." những tình tự trong câu ca, lời nhạc đại loại như thế, nó như là một lời ganh tỵ giữa cuộc sống nhân sinh - giữa giàu và nghèo: “Cũng một kiếp người…” mà tại sao tôi khổ quá? tại sao tôi phải gánh chịu cái nghèo dai dẳng, triền miên trong cuộc đời. Dù có cố vươn lên, bôn ba khắp nơi, đổi nghề kiếm sống, xoay sở "tám phương tứ hướng", vậy mà vẫn không đủ ăn ... nghèo vẫn hoàn nghèo ...

Thế nên, trong nhân gian mới có câu ca thán "Ông Trời" rằng:

“Trời ơi! Trời hỏng có cân.
Kẻ ăn hổng hết…người mần hổng ra???”

Với lời trách khéo trời như trên đã gợi cho ta hinh ảnh "cách biệt" khá lớn trong xã hội, nhấr là trong thời "kinh tế thị trường", nếp sống của một xã hội đang thay đổi, cạnh tranh, chụp giựt về Kinh tế để tồn tại... vô tình đã tạo nên những sự chênh lệnh, cách biệt “đáng kể” giữa những tầng lớp trong xã hội “Giàu và Nghèo…”

Câu chuyện xảy ra giữa tôi và 1 em bán vé số…đã làm tôi suy tư rất nhiều về tầng lớp nghèo khổ và các em thiếu nhi ..vì nghèo mà tương lai trở nên mờ tối hoặc bất định.

Sự thể xảy ra vào Mùa hè năm 2005, tôi trở về thăm gia đình và quê hương sau một thời gian xa cách khá lâu…Vào một ngày cuối tuần, tôi đi shopping...trong lúc tôi đang đứng trước một cửa hiệu giày dép tại chợ Thủ Đức (nay chợ được tân trang tu sửa, nên rất sạch sẽ và nhiều cửa hiệu đẹp)… tôi đang cố gắng chọn 1 vài kiểu Sandals, sao cho phù hợp với khí hậu tại Vietnam, thì bất chợt có một em bé, khoảng 11-12 tuổi, mặt mũi cũng khá bảnh bao và đôi mắt có phần thông minh, hiền lành…Em lên tiếng:

+ Chú !..chú !…mua dzé số dzùm con đi? (giọng Nam rõ rệt…)Vừa mời mua vé số, tay em cũng xòe xập vé số "dầy cồm cộm"...ra như chiếc quạt...với đủ màu sắc và những hàng số...khá đẹp...
Tôi cũng nhẹ nhàng trả lời cho em ta:
+ Chú không chơi vé số.
+ Thôi mà, chú mua dzùm con đi, con mang ơn chú mà…
Tôi khá ngạc nhiên…vì tôi cũng chẳng hiểu tại sao…khi tôi mua tấm vé số..thì em ta lại mang ơn tôi…Tôi đâu có gì là làm ơn đâu?
Với giọng van nài, năn nỉ có pha một chút bắt buộc…
+ Chú mua dzùm con đi mà…lỡ may trúng thì chú sẽ sướng. Con thấy chú hiền…con mới mời “mở hàng” cho con…từ sáng đến giờ…con chưa bán được 1 dzé nào hết trơn…con sợ “bị ôm xô” lắm…rồi bị mẹ “uýnh” nữa.
Tôi tò mò thêm…
+ Tại sao mẹ lại đánh con?
Vì mỗi ngày, ban sáng mẹ giao “vé số” đem đi bán…thì phải bán cho hết…nếu “bị ôm xô” thì bị ăn đòn.
+ Thế mẹ con làm nghề gì?
+ Mẹ con cũng đi bán “dzé số”…
+ Ba con làm gì?
+ Ba con chết rồi?
+ Anh chi em con đâu?
+ Con có 1 chị, học hết lớp 8…rồi không đủ tiến đóng học…nên cũng đi bán vé số.
+ Ngoài mẹ con, chị con và con đi bán vé…vậy còn ai đi bán vé số không?
+ Dạ không, em con còn nhỏ xíu…nên mẹ con “ẳm đi” bán dzé số…

À thì ra…vì “Kiếp nghèo” mà cả gia đình phải tần tảo đi kiếm sống bằng cách đi bán vé số dạo…thật tội nghiệp cho em nhỏ và gia đình.
Tôi ân cần hơn và trả lời em ta:
+ Chú thì không chơi vé số bao giờ…nhưng chú sẽ giúp em. Vậy mỗi “tấm vé” mà em bán ra thì được lời bao nhiêu?
+ Ít lắm chú ơi…tùy theo loại…có dzé lời 200 đồng…dzé số cao….thì lời 500 đồng.
+ Vậy em bán loại vé nào?
+ Con có 2 loại: loại 5000 đồng và loại 10.000 đồng…
Trái tim tôi như có điều gì muốn nói...Tôi cảm thấy mến em ta vì sự ngây thơ và thành thật quá; Tôi lại thương cảm cho hoàn cảnh đáng thương của em ta, và cả gia đình em: Vì Nghèo mà phải lăn lộn với những tờ vé số vô tri vô giác…như một lời “Đe Dọa” tuổi thơ và tâm hồn non nớt của em ta… vì nếu bán ế…thì sẽ "bị ăn đòn"...hôm nay, trời xui đất khiến...gặp ngay 'cái chú" không chơi vé số bao giờ, lại mất thêm thời giờ cắt nghĩa dông dài... cắt nghỉa tới lui... cho “cái chú’ không biết chơi vé số này...xui thiệt!!!! xúi quẩy…wá...

Tôi liền móc bóp ra và dặn em ta:
+ Mặc dù chú không biết chơi vé số...nhưng chú sẽ mua vé số của cháu theo kiểu của chú. Tức là nếu chú mua 20 vé số của bé…thì bé sẽ kiếm lời là 10.000 đồng (500 x 20) phải không?
+ Dạ…
Như vậy chú đưa cho cháu tiền lời của 20 tấm vé…tức là 10.000 đồng…đúng không?
+ Dạ…
+ Nhưng chú sẽ không lấy 20 tấm vé đó…cháu cứ cầm 20 vé đó…đi bán tiếp...
Thằng bé, với đôi mắt xoe tròn, nhìn tôi chằm chằm...vừa ngạc nhiên, vừa rụt rè..không dám nhận tiền…

Tôi trấn an em ta: đừng sợ! chú không lừa cháu đâu...cứ cầm tiền đi…rồi ráng đi bán vé số tiếp... cho hết, kẻo lại ế..."ăn đòn" thì ê mông.

Lúc đó, nó mới tin là tôi nói thật. Nó xòe hai bàn tay còn non nớt để cầm tờ giấy 10.000 đồng, lễ độ cúi nhẹ cái đầu “trong trắng vô tội của tuổi thơ” và nói khẽ:
+ Con cám ơn chú nhiều ... con mang ơn chú...đôi mắt nhìn tôi, hình như em ta muốn nói nhiều hơn chữ "cám ơn..."
Rồi nó tung tăng chạy sang bên hè phố Võ văn Ngân - Thủ Đức.. để tiếp tục kiếm sống.

Từ lúc gặp em bán vé số đó…trong tâm trí tôi luôn luôn suy nghĩ về số phận con người:

“Những em bán vé số …nghèo như thế, có ai nhìn ra thực trạng là: Các em đi bán vé số… đang đi dần vào "ngõ cụt của cuộc đời..." Bởi lẽ, việc bán vé số để kiếm sống, Các em không có thời giờ để đi học; vì nghèo nên không có tiền để theo học- phải đi bán vé số để phụ giúp cha mẹ...etc...thì công việc bán "vé số" có “bán cả cuộc đời, bán cả tương lai” của những em vô tội mà phải chịu một số phận "hẩm hiu' đến thế không?”

Câu hỏi trên vẫn còn dằn vặt trong tâm trí của tôi về tương lai của giới trẻ Nghèo….

Mây lang thang SVD
Ky Niem He 2006 tai VietNam.
Ask
AOL
Bing
Google
Yahoo
Facebook
Msn