quang cao google
Google tìm kiếm hiệu quả
Thành công với Google
Quảng cáo trên Google
Hỗ trợ online Xem tiếp
Hoàng Hường - Hỗ trợ Google
Hoàng Hường
0989.690.561
Anh Mạnh - Hỗ trợ Google
Anh Mạnh
0916.26.6789
Tuấn Minh - Thiết Kế Website
Tuấn Minh
0961.496.319
Vũ Dương - Hỗ trợ Google
Vũ Dương
0983.99.6789
Nguyễn Tài - Hỗ trợ Google
Nguyễn Tài
0901.756.740
Mai Linh - Hỗ trợ Google
Mai Linh
0904.60.5354
Minh Tiến - Hỗ trợ Google
Minh Tiến
0912.596.666
Ngọc Mai - Hỗ trợ Google
Ngọc Mai
0975.013.855
Trao đổi quảng cáoXem tiếp
  • Google chứng nhận VNPEC/SEM là đối tác quảng cáo Google
    Thiết kế website Đẹp - Ấn tượng
    Đăng ký quảng cáo google Online
    Tư vấn - Trợ giúp khách hàng
  • Lượt xem 3583   lần

Tuyệt chiêu tiếp thị ứng viên Tổng thống Mỹ

- (14:28:41 | Thứ tư, 07/11/2012)
Chiến dịch vận động tranh cử năm 2008 của ông Barack Obama đã đi vào lịch sử vì nhiều lý do: Ông không chỉ là vị Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ, quyên được số tiền ủng hộ nhiều kỷ lục mà còn là người sử dụng các kênh truyền thông xã hội và công cụ công nghệ một cách thiên tài để thu hút cử tri.
 

Có thể nói, êkip hậu trường giúp ông Obama thắng cử, bao gồm các chiến lược gia, các tiếp thị gia và người xây dựng thương hiệu – đã “đóng gói” cả ông lẫn các chính sách của ông thành một sản phẩm tiêu dùng cao cấp. Họ đã sử dụng những kỹ thuật quảng cáo và thiết kế xuất chúng, khó quên để “đánh bóng tên tuổi” cho ông Obama.

Chiến dịch tranh cử năm 1960 của John F.Kennedy cũng được “đóng gói” và định vị một cách thông minh không kém, tuy nhiên 2008 mới là “lần đầu tiên trong lịch sử bầu cử Mỹ, chiến dịch vận động được tích hợp toàn diện trên mọi kênh truyền thông hiện hữu” như vậy, chuyên gia thiết kế thương hiệu hàng đầu Debbie Millman bình luận.

Những kỹ thuật mà êkip Obama từng sử dụng năm 2008 bao gồm: trung thành với các thông điệp (“Thay đổi” và “Hy vọng”), một logo dễ nhận ra và một thương hiệu nhất quán từ đầu đến cuối.

Và không thể không kể đến video cùng những công cụ mạng xã hội như Twitter và Facebook, khi ấy chỉ mới bắt đầu nổi. Chúng đã giúp ông Obama xây dựng hàng ngũ những người ủng hộ cả về tinh thần lẫn tài chính một cách rộng rãi.

Tung hết "võ"

 


 
Ứng cử viên Mitt Romney của Đảng Cộng Hòa
 
4 năm sau, tại thời điểm năm 2012 này, các chiến lược gia đã học được cách khai thác Facebook và Twitter triệt để, không “chừa” bất cứ ngóc ngách nào. Rồi lại có thêm Pinterest, Instagram, Google Hangouts và nhất là các ứng dụng di động trên nền tảng iPhone lẫn Android.

 

Nếu như 2008, Obama và đảng Dân chủ chiến thắng nhờ sức mạnh công nghệ thì năm nay, phe Cộng Hòa cũng đã nhìn ra truyền thông xã hội có thể giúp họ những gì. Cả hai Đảng đều sử dụng những công nghệ hết sức tinh vi, bỏ xa cái thời bốn năm về trước.

Người đứng đầu êkip “truyền thông số” của Mitt Romney là Zac Moffatt, người đồng sáng lập ra hãng quảng cáo tương tác Targeted Victory. Đây là hãng quảng cáo đang phục vụ tới 100 khách hàng liên bang và đa quốc gia, bao gồm Ủy ban Quốc gia Cộng Hòa, FedEx.

Suốt mùa hè qua, phe Romney đã tung ra ứng dụng dành cho iPhone và smartphone Android. Gần đây nhất, họ thậm chí đã giới thiệu ứng dụng Mitt Events, giúp người dùng tìm kiếm và đăng ký tham dự các sự kiện tranh cử Romney góp mặt. Ngoài ra, phe này còn mời những người ủng hộ tham dự sự kiện qua Twitter, check in địa điểm diễn thuyết trên ứng dụng và truyền hình trực tiếp sự kiện qua Twitter.

 

Đương kim Tổng thống Mỹ Obama
 
Trong khi đó, phe của Obama hồi tháng 5 đã tung ra timeline tương tác của một phụ nữ tưởng tượng có tên Julia. “The Life of Julia” chia sẻ với các cử tri Mỹ về một cuộc sống dưới thời của Obama cùng các chính sách của ông, so sánh chúng với các chính sách của Romney. Julia cũng tạo cơ hội cho người dùng chia sẻ quan điểm về các vấn đề chính sách thông qua mạng xã hội hay email. Ekip này còn phát hành một ứng dụng quản lý phiếu bầu đồng bộ hóa với Facebook, Twitter, SMS, email lẫn ứng dụng Dashboard của chiến dịch. Ông Obama thậm chí còn tham gia một cuộc đối thoại trực tuyến với người dùng mạng Reddit hồi tháng 8.

 

Bán trải nghiệm, không bán lời suông!

Tuy nhiên, từ góc độ chuyên gia, không cần biết hai phe sử dụng những thiết bị, mạng xã hội mới nhất nào hay sáng tạo logo bắt mắt ra sao, điều quan trọng là những sự đầu tư này mang lại thành quả gì hay không.

Các chuyên gia khẳng định: cử tri thích sự trải nghiệm chứ không chỉ là lời nói suông. Các ứng viên không chỉ nghĩ cách lôi kéo sự quan tâm của các cử tri mà còn phải dùng họ để gây dựng thêm nhiều sự ủng hộ cho mình. Họ không bao giờ được quên “sản phẩm” mà mình đang “bán” và cần phải đưa ra một trải nghiệm thương hiệu nhất quán, từ khuyến khích các cử tri mặc thương hiệu đó (áo T-shirt hoặc những vật lưu niệm khác) cho đến trao giải thưởng một chuyến bay cùng Romney đi tranh cử với mỗi tin nhắn ủng hộ trị giá 3 USD.

Nói cách khác, thương hiệu thắng thế phải biết cách giúp khách hàng trải nghiệm thương hiệu đó chứ không chỉ kể một câu chuyện dễ nghe, chuyên gia thương hiệu Adamson phân tích. Họ tạo ra những trải nghiệm mà người dùng không thể chờ để khoe với người khác được. Đó chính là sức mạnh của truyền miệng.

Chỉ có điều năm nay, các thông điệp mà ứng viên đưa ra chưa thực sự “bán chạy”.

 

Thông điệp của ông Obama năm nay là "Forward" (tiến lên phía trước).
Lấy thí dụ, chủ đề năm nay của phe Obama là “Forward”, với hàm ý “chặng đường phía trước rất khó khăn, nhưng tôi sẽ giúp các bạn vượt qua nếu được ngồi trong Nhà trắng thêm 4 năm nữa”. Nhưng thông điệp này không rõ ràng, sắc lẹm như “Hy vọng” hay “Thay đổi” của năm 2008.

 

Những thông điệp “Tin ở nước Mỹ” và “chúng ta cùng xây” của Romney cũng vậy, dài và không thực sự ấn tượng.

Chỉ còn chưa đầy 2 ngày nữa, người dân Mỹ sẽ chính thức bỏ phiếu. Hãy cùng xem ekip nào “bán hàng” và tiếp thị hiệu quả hơn trong kỷ nguyên số?

 

 

Ask
AOL
Bing
Google
Yahoo
Facebook
Msn