Hỗ trợ online Xem tiếp
Tư vấn - Hỏi đápXem tiếp
- Từ khóa dùng để quảng cáo trên google là gì?
- Tại sao bạn nên quảng cáo website trên google?
- Tại sao bạn nên chọn VNPEC để quảng cáo google cho website, sản phẩm của bạn?
- Vị trí Q.Cáo công ty của tôi ở đâu trên google?
- Khi nào Q.Cáo của tôi được chạy trên google?
- Video clips giới thiệu về quảng cáo trên google?
Trao đổi quảng cáoXem tiếp
- Lượt xem 3819 lần
Thêm một huyền thoại công nghệ qua đời
- (09:00:00 | Thứ bảy, 15/10/2011)Sau sự ra đi bất ngờ của Steve Jobs, tháng 10 ghi dấu là một tháng buồn của giới công nghệ khi Dennis Ritchie, một trong những huyền thoại của ngành công nghệ thông tin, “cha đẻ” của ngôn ngữ lập trình C và hệ điều hành UNIX đã qua đời ở tuổi 70.
Thông tin về sự ra đi của Richie được thông báo bởi kỹ sư phần mềm Rob Pike, một người bạn và đồng nghiệp cũ của Ritchie. Được biết, ông mất vào ngày 12/10 vừa qua, sau một thời gian dài bị bệnh nặng.
“Richie là người trầm lặng và kín đáo. Ông và tôi đã là bạn bè, đồng nghiệp và cộng tác cùng nhau. Và thế giới đã mất đi một trí óc vĩ đại” - Pike viết trên trang Google+ của mình.
Dennis Ritchie qua đời ở tuổi 70 vào ngày 12/10 vừa qua
Được biết đến rộng rãi trong cộng đồng công nghệ với tên gọi “dmr”, Ritchie đã trải qua phần lớn thời gian cuộc đời mình tại phòng thí nghiệm Bell Labs, một trong những công ty nghiên cứu điện tử viễn thông lớn nhất thế giới. Tại Bell, Ritchie đã gặp Ken Thompson và cả 2 đã cùng nhau tạo nên một hệ điều hành hoạt động hiệu quả hơn trên các hệ thống máy tính cá nhân còn non trẻ. Cuối cùng, vào năm 1971, Ritchie và Thompson cùng một vài đồng nghiệp khác tại Bell công bố phiên bản đầu tiên của hệ điều hành UNIX.
Đến năm 1973, Ritchie cùng Thompson đã cùng nhau viết lại hệ điều hành UNIX bằng ngôn ngữ C, giúp mở rộng tiềm năng của UNIX. Phiên bản này sau đó đã trở nên phổ biến và trở thành cơ sở quan trọng nhất để phát triển các hệ điều hành phổ biến hiện nay, nổi bật là Linux và Mac OS của Apple.
Ritchie đã từng có câu nói nổi tiếng về hệ điều hành UNIX của mình: “UNIX là một hệ điều hành đơn giản, tuy nhiên bạn phải là một thiên tài mới hiểu được sự đơn giản của nó”.
Bên cạnh hệ điều hành UNIX, Ritchie đã cùng Thompson hợp tác để phát triển ngôn ngữ lập trình C trong giai đoạn từ 1968 đến 1973 và chính thức giới thiệu vào năm 1972. Ngày nay, C là một trong những ngôn ngữ lập trình thông dụng nhất thế giới và là nguồn gốc để xây dựng các ngôn ngữ lập trình “mạnh” và phổ biến khác như C++ hay Java…
Dennis Ritchie (giữa) và Ken Thompson nhận huân chương do tổng thống Mỹ trao tặng
Trong suốt cuộc đời của mình, Ritchie đã nhận được nhiều danh hiệu cao quý cho những sự đóng góp của mình trong nền công nghệ thế giới, bao gồm giải thưởng Turing được trao tặng bởi Hiệp hội Khoa học Máy tính trao tặng vào năm 1983 vì thành tựu phát triển lý thuyết hệ điều hành chung và Huân chương Quốc gia về Công Nghệ, được trao bởi tổng thống Mỹ Bill Clinton vào năm 1999 vì phát minh ra hệ điều hành UNIX và ngôn ngữ C.
- Các bài viết cùng danh mục
- Mỹ tham vọng lật đổ danh hiệu “siêu máy tính” từ Nhật Bản
- iOS 5 với 200 tính năng mới sẵn sàng download
- “Sờ tận tay” laptop siêu mỏng Zenbook của Asus
- "Tuyệt tác" của fan dành tặng cho Steve Jobs
- iPhone 4S nhận 1 triệu đơn đặt hàng trong ngày đầu tiên
- LG trình làng smartphone 4G màn hình “khủng”
- Đánh vợ vì không nhấn nút “Like” trên Facebook
- Thăm cửa hàng Microsoft Store “na ná” Apple Store
- Cận cảnh chiếc MacBook Pro xa xỉ mạ vàng và kim cương
- Tang lễ Steve Jobs diễn ra trong bí mật và riêng tư
-
Laptop điều khiển bằng mắt đầu tiên trình làng tại CeBIT
Tại triển lãm công nghệ CeBit đang diễn ra tại Hanover, Đức, hãng công ty công nghệ Tobii (Thụy Điển) đã hợp tác với hãng sản xuất máy tính Lenovo ra mắt 20 mẫu laptop thử nghiệm cho phép người dùng điều khiển bằng mắt thay cho chuột và bàn phím như hiện nay.
Google khai trương cửa hàng bán lẻ đầu tiên
Không chỉ là “gã khổng lồ” trên thị trường Internet, Có vẻ như Google đang thể hiện tham vọng gia nhập vào thị trường phần cứng khi cửa hàng bán lẻ đầu tiên của hãng đã chính thức khai trương tại London.