quang cao google
Google tìm kiếm hiệu quả
Thành công với Google
Quảng cáo trên Google
Hỗ trợ online Xem tiếp
Hoàng Hường - Hỗ trợ Google
Hoàng Hường
0989.690.561
Anh Mạnh - Hỗ trợ Google
Anh Mạnh
0916.26.6789
Tuấn Minh - Thiết Kế Website
Tuấn Minh
0961.496.319
Vũ Dương - Hỗ trợ Google
Vũ Dương
0983.99.6789
Nguyễn Tài - Hỗ trợ Google
Nguyễn Tài
0901.756.740
Mai Linh - Hỗ trợ Google
Mai Linh
0904.60.5354
Minh Tiến - Hỗ trợ Google
Minh Tiến
0912.596.666
Ngọc Mai - Hỗ trợ Google
Ngọc Mai
0975.013.855
Trao đổi quảng cáoXem tiếp
  • Thiết kế website Đẹp - Ấn tượng
    Tư vấn - Trợ giúp khách hàng
    Đăng ký quảng cáo google Online
    Google chứng nhận VNPEC/SEM là đối tác quảng cáo Google
  • Lượt xem 3605   lần

Công nhân 'chết mòn' để đáp ứng cơn khát iPad 2

- (15:23:45 | Thứ tư, 11/05/2011)
Những người làm việc trong nhà máy Foxconn không đủ khả năng mua máy tính bảng bóng bẩy của Apple nhưng lại bị vắt kiệt sức để xuất xưởng chúng ra nhanh nhất có thể trước nhu cầu lớn của người tiêu dùng.
Công nhân đang sản xuất thiết bị cho Apple.
Công nhân đang sản xuất thiết bị cho Apple.

Tổ chức SACOM (Students & Scholars Against Corporate Misbehaviour - Sinh viên và học giả chống lại các hành vi không đúng mực ở doanh nghiệp) đã đến nhà máy Foxconn ở Thâm Quyến, Thành Đô và Trùng Khánh (Trung Quốc) và phỏng vấn 120 công nhân trong tháng 3 và 4 vừa qua. Đây là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập năm 2005 ở Hong Kong để kiểm soát và cải thiện đời sống công nhân ở các nhà máy Trung Quốc.

Theo The Age, báo cáo mới cho thấy tình trạng lao động kiểu nô lệ vẫn tồn tại ở nhà máy lắp ráp sản phẩm cho Apple dù sau 13 vụ tử tự năm ngoái, Apple đã đến đây và kết luận rằng Foxconn đã triển khai các biện pháp đúng đắn để cải thiện vấn đề.

Một người đeo mặt nạ Steve Jobs
Một người đeo mặt nạ Steve Jobs trong cuộc biểu tình phản đối Foxconn ở Hong Kong với tuyên bố: "Công nhân không phải những cỗ máy".

Hai nhà máy sản xuất độc quyền iPad ở Thành Đô của Foxconn là nơi tệ nhất. Lưới cũng được giăng trắng để ngăn công nhân nhảy lầu và họ bị yêu cầu ký cam kết "không tự tử". Công nhân còn bị sỉ nhục và mắng mỏ, như bắt đứng vào góc, hai tay để ra phía sau chỉ vì cười khúc khích với đồng nghiệp. Một số bị bắt viết bản thú tội khi phạm lỗi và đọc to cho mọi người nghe.

Ah Ming, 19 tuổi, cho hay cậu phải đứng ít nhất 14 tiếng/ngày trong dây chuyền lắp ráp iPad. "Tôi như một con robot lặp đi lặp lại chuỗi hành động: ngủ, làm, ăn", Ming nói.

Sinh viên giả chết để báo động tình trạng vi phạm ở Foxconn.

Luật lao động ở Trung Quốc quy định ngoài giờ hành chính, người lao động không được làm thêm quá 36 tiếng/tháng nhưng công nhân Foxconn phải thường xuyên làm quá 80-100 tiếng. Nhiều người còn bỏ bữa vì "máy móc hoạt động 24/7, nếu một vài đồng nghiệp đi ăn, những công nhân ở lại sẽ phải tiếp quản tới 3 máy một lúc".

"Tôi giống như một cái máy hút bụi vậy. Khi ở nhà máy, mũi tôi lúc nào cũng đen kịt. Và chúng tôi phải xếp hàng mọi lúc: chờ xe bus, đi vệ sinh, quẹt thẻ, lấy đồ ăn... Nếu muốn ngồi thì chỉ có ngồi bệt xuống sàn", một công nhân khác chia sẻ.

7/5 trở thành
7/5 trở thành "Ngày hành động toàn cầu" (Global Action Day) - tên một cuộc biểu tình chống Foxconn.

Lương trung bình ở các nhà máy Thâm Quyến, Thành Đô và Trùng Khánh lần lượt là 228 USD, 186 USD và 193 USD, chỉ bằng nửa mức sống trong khu vực. Tuy nhiên, nhiều công nhân lại không được nhận đầy đủ số lương của mình.

Apple cho biết đã bán được hơn 20 triệu iPad và mọi tablet được xuất xưởng đều được tiêu thụ nhanh chóng.

Một ngày ở nhà máy Thành Đô:

6:45: Ngủ dậy
7:15: Xếp hàng lên xe bus
7:40: Đến Foxconn và ăn sáng
8:10: Bắt đầu làm việc trong dây chuyền
11:20: Ăn trưa
12:20: Làm việc trở lại
17:20: Ăn tối
18:20: Bắt đầu làm ngoài giờ
20:20: Kết thúc
21:00: Về đến khu ký túc

Ask
AOL
Bing
Google
Yahoo
Facebook
Msn