quang cao google
Google tìm kiếm hiệu quả
Thành công với Google
Quảng cáo trên Google
Hỗ trợ online Xem tiếp
Hoàng Hường - Hỗ trợ Google
Hoàng Hường
0989.690.561
Anh Mạnh - Hỗ trợ Google
Anh Mạnh
0916.26.6789
Tuấn Minh - Thiết Kế Website
Tuấn Minh
0961.496.319
Vũ Dương - Hỗ trợ Google
Vũ Dương
0983.99.6789
Nguyễn Tài - Hỗ trợ Google
Nguyễn Tài
0901.756.740
Mai Linh - Hỗ trợ Google
Mai Linh
0904.60.5354
Minh Tiến - Hỗ trợ Google
Minh Tiến
0912.596.666
Ngọc Mai - Hỗ trợ Google
Ngọc Mai
0975.013.855
Trao đổi quảng cáoXem tiếp
  • Google chứng nhận VNPEC/SEM là đối tác quảng cáo Google
    Đăng ký quảng cáo google Online
    Tư vấn - Trợ giúp khách hàng
    Thiết kế website Đẹp - Ấn tượng
  • Lượt xem 3590   lần

Bước ngoặt lớn của Google khi mua Motorola

- (22:31:59 | Thứ ba, 16/08/2011)
Bỏ ra tới 12,5 tỷ USD để thực hiện vụ thâu tóm lớn nhất trong thập kỷ qua, hãng dịch vụ Internet Mỹ đã xâm nhập "vùng trời" mới: sản xuất phần cứng thiết bị.

Google từ lâu đã được các nhà đầu tư khuyên nên mua lại một công ty điện thoại và Motorola Mobility là một lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, thương vụ này vẫn được coi là một "cú sốc" trong giới công nghệ bởi nó đặt ra quá nhiều câu hỏi lớn về việc Google sẽ làm gì để thoát khỏi mớ bùng nhùng "bản quyền - đối thủ - đối tác".

Cuộc chiến bản quyền

Motorola được coi là "ông tổ ngành di động" nên động thái của Google trước tiên được nhìn nhận như là biện pháp mạnh mẽ để họ tự tin hơn trong cuộc chiến bản quyền. Dù có tầm ảnh hưởng lớn trong nhiều lĩnh vực, Google luôn bị coi là kẻ đến muộn với số vốn liếng vỏn vẹn chưa đầy 1.000 mẫu sáng chế. Trong khi đó, các đối thủ Apple, Nokia, Microsoft... lại nắm trong tay hàng chục nghìn tấm bằng và thường xuyên đem ra làm vũ khí "hăm dọa" đối tác của Google, đẩy họ vào thế bất lợi nhằm đòi chi phí bản quyền và gây ảnh hưởng lớn đến việc ra mắt sản phẩm Android tại một số thị trường.

Lượng bằng sáng chế khổng lồ của Motorola là tấm khiên chắc chắn giúp Google tự bảo vệ mình và chống lại đối thủ. Ảnh: LaptopMag.

Google từng tham vọng sở hữu 6.000 mẫu sáng chế của Nortel nhưng bị Apple và Microsoft liên minh lại với nhau để nẫng tay trên. Cú ngã đó càng khiến hãng tìm kiếm trực tuyến quyết tâm hơn trong việc thâu tóm càng nhiều bằng càng tốt. Hiện họ đã có tới 17.000 bằng sáng chế của Motorola để đường hoàng đem ra trao đổi "đôi bên cùng có lợi" với đối thủ trong tương lai. Đây có lẽ là lý do vì sao Chủ tịch Eric Schmidt của Google từng quả quyết HTC sẽ không thua trước sự hung hãn của Apple.

"Chúng tôi vui mừng trước thông tin về thương vụ Google - Motorola bởi nó cho thấy cam kết sâu sắc của Google trong việc bảo vệ Android, bảo vệ đối tác và hệ sinh thái của họ", Peter Chou, CEO của HTC, khẳng định.

Hướng đi mới của Google

Nói về chiến lược tiếp theo của Google, cần nhắc đến hai hướng đi của Apple và Microsoft hiện nay. Apple xây dựng hẳn một chu trình khép kín từ thiết kế cho tới phần mềm, phần cứng nhằm cho ra đời những sản phẩm đột phá, khác biệt, được đánh giá cao và đem lại lợi nhuận khổng lồ nhưng lại không có được thị phần lớn nhất. Ngược lại, Microsoft chỉ tập trung cung cấp phần mềm cho hàng loạt công ty phần cứng trên toàn thế giới mà không phát triển điện thoại, máy tính bởi họ không muốn "giẫm chân lên chính đối tác của mình". Với triết lý "ba cây chụm lại nên hòn núi cao", Microsoft thống lĩnh mảng hệ điều hành máy tính còn Google cũng đi đầu trong nền tảng di động. Apple có đạt doanh số lớn thì chỉ một dòng iPhone... cũng không đủ theo kịp sản lượng của các dòng Android đến từ HTC, Samsung, LG... cộng lại.

Tuy nhiên, việc mua lại Motorola đã trở thành bước ngoặt lớn của Google. Tiếp theo, họ sẽ sản xuất điện thoại riêng như Apple hay tập trung phát triển Android như Microsoft?

"Google chỉ nhấn mạnh về bản quyền khi trao đổi với giới truyền thông. Nhưng bỏ ra số tiền lớn như vậy, hẳn họ cũng muốn cho ra đời một smartphone riêng như là Google Droid, Nexii... nào đó", Matt Brian của trang TheNextWeb dự đoán.

Còn Kevin Restivo, chuyên gia phân tích của IDC, nhận định: "Tôi không nghĩ bạn sẽ thấy mô hình như Apple từ Google. Họ sẽ không tung ra những chiếc điện thoại đình đám dựa trên phần cứng Motorola. Vì thế tôi cũng không cho là các đối tác phần cứng sẽ quay lưng lại với Android".

Đồng tình với quan điểm này, trang công nghệ Wired còn nhắc đến "thảm cảnh" của Microsoft khi mua lại công ty sản xuất Sidekick là Danger. Kết quả là điện thoại Kin ra đời nhưng đã chết yểu chỉ sau vài tháng ra quân rầm rộ. Do đó, ý định của Google là nhằm tăng cường sức mạnh cho hệ sinh thái hiện tại hơn là mở ra một hệ sinh thái mới giống Apple.

Google sẽ phải rất khôn khéo để không làm mếch lòng đối tác.
Google sẽ phải rất khôn khéo để không làm mếch lòng đối tác. Ảnh: CSmonitor.

Thái độ của đối tác Android

Google từng hợp tác với HTC cho ra đời Nexus One và cùng với Samsung tung ra Nexus S, nhưng khả năng sẽ có "điện thoại mang thương hiệu Google" thời gian tới sẽ đặt họ vào thế đối đầu với chính các công ty châu Á.

Để trấn an dư luận, Google tạo hẳn một trang web đăng phát biểu của các bên, tất cả từ HTC, Samsung cho đến Sony Ericsson... đều hào hứng và đưa ra những lời hoa mỹ về động thái của Google. Trong khi đó giới quan sát lại như "nghe tiếng nghiến răng đằng sau những nụ cười xã giao".

"Dù Google khẳng định Android vẫn là nền tảng mở, các nhà sản xuất có lẽ đang tiêu hóa thông tin này theo một cách khác. Dễ thấy Samsung và HTC sẽ cân nhắc và tìm đến đến các nền tảng thay thế, đáng chú ý nhất là Windows Phone và biết đâu có thể lại là Meego hay webOS. Dù nói gì đi nữa thì Google cũng sẽ lấy mất một phần miếng bánh của họ", Matt Brian của TheNextWeb nhận xét.

HTC và Samsung chiếm thị phần lớn trong mảng Android, do đó mua lại Motorola là bước đi mạo hiểm của Google.
HTC và Samsung chiếm thị phần lớn trong mảng Android, do đó mua lại Motorola là bước đi mạo hiểm của Google. Nguồn: Nielsen.

Google sẽ cần biết cách thuyết phục đối tác "chung sống hòa bình" với mình nếu không muốn họ quay lưng lại. Windows Phone đang được đánh giá là nền tảng thú vị, tinh tế và sẽ chiếm lĩnh thị trường vào năm 2015. Nếu HTC, Samsung cảm thấy không yên ổn khi làm việc với Google, họ sẽ chuyển sang Windows Phone.

"Không có chuyện đối tác Android dứt áo ra đi, nhưng chiến lược của họ sẽ thay đổi. Họ vẫn sản xuất thiết bị chạy nền tảng của Google nhưng sẽ điều chỉnh lại để xuất xưởng nhiều điện thoại Windows Phone 7 hơn nhằm ít phụ thuộc Android hơn", Restivo của IDC dự đoán.

 

Bằng sáng chế cho điện thoại di động

Khi Apple, Nokia... mà dám kiện các "đồng minh" của Google lập tức Google sẽ rút bằng sáng chế Điện thoại di động của Motorola đang sở hữu ra. Và iPhone sẽ ko đc phép bán trên toàn thế giới. Hờ hờ

( Phan Quang Huy )


Bước ngoặt lớn của gã khổng lồ Google

Hi vọng với việc gã khổng lồ Google bỏ ra tới 12,5 tỷ USD mua lại một công ty điện thoại và Motorola Mobility sẽ làm nên một bước ngoặt trong giới công nghệ.

(Van Chung )


Android sẽ về đâu?

Chắc đến giờ này HTC mới cảm thấy rằng họ đã quá hào hứng với Android, với lời hứa từ Google để rồi khi gặp sự cố thì bản thâm HTC, (cả Samsung) tự giải quyết và lãnh đủ hậu quả dù họ sử dụng nền tảng Android của Google. Bao nhiêu công sức của HTC để phát triển Android thành nền tảng phổ biến nhất, để bây giờ Google cũng sản xuất phần cứng, quay lại cạnh tranh với HTC. Đây có lẽ là bước ngoặc của Android, Samsung thì cũng đã có Bada, còn HTC có lẽ sẽ đi theo 1 con đường khác, hoặc đi theo Microsoft, dù gì ở đó cũng công bằng hơn. Android sẽ ít dần sự hậu thuẫn từ các hãng công nghệ, sẽ đi về đâu?

( yennguyen )


Tương lai của thế giới là Google

Với chiến lược dài hơi của mình Google co thấy họ đang đúng. Tương lai của máy tính cũng như internet có lẽ sẽ nằm trong tay Google chứ không phải Apple hay Microsoft!

( huy )


Hình ảnh và chú thích

HTC và Samsung chiếm thị phần lớn trong mảng Android, do đó mua lại Motorola là bước đi mạo hiểm của Google <= nhưng sao nhìn trong hình thì thấy Motorola đứng thứ 2 trên Samsung nhỉ ?

( Nguyễn Đức Đạt )


Gửi bạn yennguyen

“We welcome the news of today‘s acquisition, which demonstrates that Google is deeply committed to defending Android, its partners, and the entire ecosystem.” – Peter Chou CEO, HTC Corp. Trong tình huống hiện tại thì có lẽ đây là cách duy nhất mà Google có thể làm được để bảo vệ Android trước sức ép bằng sáng chế.

( Đỗ Nguyên Kha )


Google nên mua lại cả HTC thì hơn

để tiết kiệm chi phí sản xuất phần cứng và đào tạo nguồn nhân lực thì Google nên mua lại thêm 1 công ty phần cứng đó là HTC.

( Tran Xuan Duy )


Gửi bạn Nguyễn Đức Đạt

Đó là tổng thị phần của 2 hãng HTC và Samsung gộp lại đấy bạn, nếu 2 nhà sản xuất này quay lưng lại với Droid thì vị trí thứ 2 của Motorola có cứu vãn nỗi không?

( Huy )


Google đã chậm hơn các đối tác khác

Một hãng phần mềm như Google mua lại các công ty phần cứng để mở rộng mạng lưới kinh doanh, khách hàng và hoàn thiện các hạng mục kinh doanh từ cứng, mềm đến dịch vụ, đã không còn là một điều mới. Xu hướng này đã cũ, trừ khi Google làm điều này cách đây vài thập kỷ. Google đi sau các hãng công nghệ khác. Họ cũng có thể mắc fải sai lầm nếu không tạo được đột phá với Motorola. Câu hỏi vẫn là Google có tạo ra những đột phá cho nền tảng di dộng hay không ? Và khả năng này là thấp khi họ mua lại Motorola.

( Tran Duc Truong )


Gửi bạn Phan Quang Huy

Bạn có hiểu tại sao Apple có thể kiện và cấm nhập khẩu 1 số sản phẩm của hãng khác ở 1 số thị trường ko bạn??? Lý do cấm trên toàn thế giới là điều viễn vong. Nếu nói bằng sáng chế thì chiếc điện thoại cơ bản vi phạm biết bao nhiêu bằng sáng chế của hãng khác.Nokia là 1 trong những hãng nắm bằng quan trọng trong hệ thống mạng GSM. Nói như bạn là nokia đã có thể ra lệnh cấm tất cả các hãng khác rồi..

( hoanganhloc )


Nước cờ tất yếu

Đối thủ của Google là Microsoft. Microsoft vừa có động thái thôn tính Skype, hợp tác chặt chẽ với Nokia (có thể tương lai là thôn tính Nokia). Nước cờ tất yếu của Google là mua lại Motorola để danh mục đầu tư của Google ngang tầm với Microsoft. Các hãng HTC, Samsung .. chả lo lắng lắm nhưng Microsoft và Nokia chắc chắn sẽ lo ngại.

( bigK )


Hy vọng sẽ có cạnh tranh lành mạnh hơn

Hà hà thử xem Iphone và một số hãng khác còn dám kiện các đồng minh của Google sau khi Googke đã thâu tóm Motorola nữa hay không .Cứ thử đụng đến con cháu Ông tổ ngành di động xem ,chỉ có mà bán xới chuyển sang nghề khác mà thôi .Hy vọng sự cạnh tranh sẽ lành mạnh hơn và có ít mánh khoé cạnh tranh theo kiểu kiện tụng để loại bỏ đối thủ khi bị thua về công nghệ

( lê đức lợi )


Gửi bạn Nguyễn Đức Đạt và Tran Duc Cuong

Theo mình thấy thì cái quan trọng ở đây ko phải là đó là hãng sản xuất phần cứng lớn thứ bao nhiêu hay GG muốn mở 1 hệ điều hành cho Đt của riêng họ mà bởi là Motorola đang giữ đến 17000 bằng sáng chế. Ai cũng biết là Motorola là hãng sản xuất đt di động từ rất lâu rồi, nên những bằng sáng chế cơ bản của đt thì Motorola có rất nhiều mà bây giờ các hãng sản xuất điện thoại khác đều phải ứng dụng để đt có đc những tính năng cơ bản. Việc nắm trong tay 17.000 bằng sáng chế thì việc kiện cáo của Apple và Microsoft không còn đáng lo ngại nữa, đó cũng là tránh cho các đối tác Android phải trả phí bản quyền cho mỗi đt hoăc tablet ra đời (chia cho Apple hoặc Microsoft). Mình thấy đây là thành công lớn của Google trong việc chống lại chơi xấu của Apple và Microsoft.

( koaica )

 

Ask
AOL
Bing
Google
Yahoo
Facebook
Msn