quang cao google
Google tìm kiếm hiệu quả
Thành công với Google
Quảng cáo trên Google
Hỗ trợ online Xem tiếp
Hoàng Hường - Hỗ trợ Google
Hoàng Hường
0989.690.561
Anh Mạnh - Hỗ trợ Google
Anh Mạnh
0916.26.6789
Tuấn Minh - Thiết Kế Website
Tuấn Minh
0961.496.319
Vũ Dương - Hỗ trợ Google
Vũ Dương
0983.99.6789
Nguyễn Tài - Hỗ trợ Google
Nguyễn Tài
0901.756.740
Mai Linh - Hỗ trợ Google
Mai Linh
0904.60.5354
Minh Tiến - Hỗ trợ Google
Minh Tiến
0912.596.666
Ngọc Mai - Hỗ trợ Google
Ngọc Mai
0975.013.855
Trao đổi quảng cáoXem tiếp
  • Đăng ký quảng cáo google Online
    Tư vấn - Trợ giúp khách hàng
    Thiết kế website Đẹp - Ấn tượng
    Google chứng nhận VNPEC/SEM là đối tác quảng cáo Google
  • Lượt xem 3713   lần

10 thất bại hổ thẹn của thiết kế công nghệ số

- (09:28:24 | Thứ bảy, 18/08/2012)
Ngành công nghiệp di động đang có sự bùng nổ nhanh chóng, cuộc cạnh tranh giữa các dòng thiết bị dường như ngày càng khốc liệt hơn. Các nhà thiết kế đã không ngừng cải tiến, đổi mới mẫu mã sản phẩm sao cho “những đứa con cưng” của họ trở nên hoàn thiện hơn. Tuy nhiên điều khó có thể tránh khỏi đó là những nâng cấp này đôi khi lại phản tác dụng

Sau đây chúng ta hãy cùng xem xét 10 thiết kế “ngớ ngẩn” mà người dùng công nghệ hay phải than phiền nhất.
 
1. Nắp bảo vệ cho cổng kết nối
 
Nếu như bạn làm việc trong môi trường bụi bặm, ẩm ướt hay thường xuyên phải tham gia thám hiểm ngoài trời thì việc trang bị một nắp đậy cho các cổng kết nối là vô cùng cần thiết. Thông thường nắp đậy sẽ tránh cho bụi bẩn hay nước lọt vào thiết bị của bạn. Nhưng đó chỉ là những kịch bản sử dụng của một phần nhỏ người sử dụng.

Với đại bộ phận người dùng thường làm việc ở những môi trường rất sạch sẽ như trường học, bệnh viện, văn phòng hay thậm chí là tại nhà thì thiết kế nắp đậy bảo vệ cho các cổng kết nối đã trở nên thừa thãi trừ khi đó là nắp đậy chân cắm thẻ SIM hay những chân cắm kết nối quan trọng khác.
 
2. Nút nguồn khó tìm

Giả sử bạn là nhà sản xuất di động và nếu như thiết kế của bạn làm cho người sử dụng phải mất hơn 5 giây để đi tìm nút nguồn trên latop hay các thiết bị tiện ích khác thì xin chia buồn vì bạn đã thất bại. Hiện nay rất nhiều máy tính xách tay đặt các nút nguồn ở mặt phía trước. Thiết kế này không gây ra sự phiền toái nào nếu sử dụng trên bàn nhưng khi đặt laptop trên đùi thì khả năng vô tình bấm phải nút bấm này là rất cao. Một ví dụ điển hình cho sự bất tiện này là tablet Droid Xyboard 8.2 khi mà hãng Motorola đã đặt nút nguồn cho máy nằm ở mặt dưới của thiết bị.

Đây cũng là một điểm lưu ý cho các nhà sản xuất smartphone với sở hữu màn hình lớn. Nút nguồn nên được đặt ở vị trí phía bên cạnh máy thay vì ở trên đầu smartphone vì như thế, người dùng sẽ không phải với dài ngón tay khi mở khóa điện thoại.

3. Dễ in dấu vân tay

Một nhược điểm của máy tính bảng, laptop hay điện thoại đó là rất dễ dấu vân tay trên lớp vỏ hay màn hình trong quá trình sử dụng. Thiết kế lớp vỏ với chất liệu nhựa bóng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến điều này. Xu hướng thiết kế bề mặt kim loại có vẻ như tốt hơn nhưng vẫn chưa phải là tối ưu lắm bởi chúng lại làm cho trọng lượng của thiết bị tăng lên.

Ngoài ra, một số người dùng cũng hay có cảm tình với những thiết kế nhựa nguyên khối mới xuất hiện thời gian gần đây trên một số thiết bị di động. Do được chế tác bằng chất liệu mới nên thiết kế này không những chống được vân tay mà còn đảm bảo được tính thời trang. Có thể kể đến sản phẩm tiêu biểu đó là Nokia Lumia 900 với thiết kế nhưa policarbonat cho cảm giác cầm rất sướng tay cũng như tạo được vẻ sang trọng cần thiết với một sản phẩm cao cấp.
 
4. Không có nút bấm vật lý


Người tiêu dùng thường cảm thấy khá là khó chịu khi các phím bấm vật lý trên điện thoại Android hay Windows Phone bị thay thế bằng phím cảm ứng. Khi người dùng chạm vào nút cảm ứng thì đèn nền bên dưới được kích hoạt. Nhiều khách hàng đã tỏ ra không hài lòng bởi cảm giác bấm không thật và đôi khi dễ bị bấm trượt.

5. Bản lề dễ lung lay

Sẽ không có vấn đề gì nếu như bạn không thường xuyên đóng mở chiếc laptop của mình. Nhưng không may thay một vài Ultrabooks với thiết kế siêu mỏng khi mở ra mở vào nhiều sẽ khiến cho bản lề rất dễ bị lung lay. Tệ hơn nữa là nó có thể làm cho bản lề bị rời ra khi người dùng quá mạnh tay hoặc đóng mở máy quá nhiều. Cả 2 dòng thiết bị HP Envy 4t và 6z đều mắc phải những sai sót này trong thiết kế.

 6. Vị trí camera đặt sai chỗ

Thông thường, một chiếc tablet sẽ được thiết kế với logo hãng sản xuất nằm ở phần viền màn hình phía dưới và camera được đặt ở viền trái của màn hình. Đây lại là một rắc rối về thiết kế và hãng Lenovo đã nhào nặn ra IdeaPad S2109 với thiết kế như vậy. Điều này sẽ gây ra nhiều bất tiện, nếu người dùng muốn sử dụng camera trước cho các cuộc gọi video thì tay họ sẽ rất dễ che mất camera khi cầm tablet theo chiều dọc.

Tablet Archos 70  cũng mắc phải lỗi thiết kế tương tự. Người dùng nếu muốn dùng camera trước thì có lẽ sẽ phải xoay máy sử dụng theo chiều khác.

7. Sạc thiết kế chưa hợp lý

Người dùng thường phàn nàn khi thiết kế đầu dây cắm của laptop quá lớn. Mỗi khi cắm vào ổ điện thường chiếm hết diện tích và không còn chỗ cho thiết bị nào khác nữa. Đơn cử như dòng máy Asus UX 32 VD được trang bị một bộ chuyển đổi điện năng hình chữ nhật trông rất ”hoành tráng” và chiếm nhiều diện tích. Ngoài ra, một hạn chế về thiết kế nữa đó là dây cắm quá ngắn khiến cho người dùng sẽ cần phải ngồi sát ổ điện để sử dụng mỗi khi máy sắp hết pin. 

Hiện có rất nhiều loại máy tính bảng hay smartphone được đi kèm với những dây sạc quá ngắn như thế. Kịch bản sẽ là bạn đang nằm dài trên ghế và cắm dây sạc cắm iPad ở đằng sau. Như thế bạn sẽ rất dễ vô tình rút dây cắm khi đang sử dụng iPad.
 
8. Vị trí đặt loa thiếu đầu tư


Người dùng có lẽ rất thất vọng khi các nhà sản xuất máy tính xách tay lại đặt loa ở vị trí phía sau. Điều này khiến người dùng vô tinh che đi mất lỗ thông loa ngoài từ đó ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. Đây có thể coi là một trong những thiết kế rất “vô duyên”. Tốt nhất là đối với những thiết bị siêu mỏng, các nhà sản xuất nên cân nhắc đặt loa ở vị trí phía mặt trước hoặc phía dưới bàn phím thì sẽ tốt hơn.

Trong khi đó, có rất nhiều máy tính bảng đặt loa ở vị trí cạnh hay ở mép sau của thiết bị, điều này cũng dễ dàng khiến các ngón tay vô tình bít đi loa âm thanh. Một thiết kế tốt cho việc đặt vị trí loa phải kể đến Samsung Galaxy Tab 2 10.1, chiếc máy tính bảng của Samsung được thiết kế với hai loa ngoài gắn ở hai cạnh bên phía trước. Đây là một trong những thiết kế có cách đặt loa hợp lý nhất.
 
9. Phím chức năng gây bất tiện

Rất nhiều người có thói quen dùng laptop bằng một ngón. Có lẽ với cách này, họ khó có thể sử dụng được những phím chức năng vì có khá nhiều thiết bị sở hữu những nút chức năng được ẩn đi bằng một tổ hợp 2 hoặc 3 phím bấm. Thật là phiền phức nếu như phải kết hợp nhiều phím để thao tác những chức năng cơ bản như tăng giảm âm lượng hay độ sáng của màn hình.

Dường như Apple đã và đang đi theo cách đúng đắn từ rất lâu, nhưng nhiều nhà sản xuất máy tính khác bây giờ mới nhận ra điều đó. HP hay Dell đang sử dụng những phím chức năng hoạt động độc lập. Acer, ASUS, Sony và Lenovo có lẽ sẽ cần phải học hỏi nhiều từ những thiết kế như vậy.
 
10. Thiết kế mạ kim loại

Người tiêu dùng luôn mong muốn mua những sản phẩm giá rẻ nhưng thiết kế trông phải đẹp và bắt mắt trong khi các nhà sản xuất lại luôn muốn bán được nhiều hàng nhưng với chi phí sản xuất thấp để kiếm được nhiều lợi nhuận. Do đó để cung gặp cầu thì đôi khi họ đã đánh lừa những khách hàng của mình bằng những thiết bị có lớp vỏ nhựa nhưng trông lại như được làm bằng kim loại.

Đơn cử như LG Viper có mặt sau được làm bằng một lớp nhựa dẻo màu đen, nhưng lại được sơn trải như một lớp kim loại cao cấp. Trên thị trường đã có nhiều máy tính bảng và laptop được làm như vậy.
 
Một vài notebook với nắp bên ngoài chỉ được mạ một lớp kim loại mỏng nhằm đánh lừa thị giác của người dùng. Mặc “áo” kim loại giả khiến cho nhiều người cảm thấy như các nhà cung cấp đang ”treo đầu dê, bán thịt chó”.
 

Ask
AOL
Bing
Google
Yahoo
Facebook
Msn