Hỗ trợ online Xem tiếp
Tư vấn - Hỏi đápXem tiếp
- Từ khóa dùng để quảng cáo trên google là gì?
- Tại sao bạn nên quảng cáo website trên google?
- Tại sao bạn nên chọn VNPEC để quảng cáo google cho website, sản phẩm của bạn?
- Vị trí Q.Cáo công ty của tôi ở đâu trên google?
- Khi nào Q.Cáo của tôi được chạy trên google?
- Video clips giới thiệu về quảng cáo trên google?
Trao đổi quảng cáoXem tiếp
- Lượt xem 4246 lần
Tuyệt đẹp ảnh chụp toàn cảnh địa cầu từ khoảng cách 36.000 km
- (10:56:22 | Thứ ba, 15/05/2012)Chỉ từ một ảnh chụp duy nhất, vệ tinh Elektro-L No.1 của Nga đã cho ra bức ảnh toàn cảnh trái đất, với độ phân giải lên đến 121 megapixel, độ phân giải lớn nhất cho một bức ảnh đơn
Thông thường, để chụp những hình ảnh độ nét cao và góc nhìn rộng (Paranoma), cần phải chụp từng lần lượt từng khu vực, sau đó ghép nhiều hình ảnh với nhau để tạo nên hình ảnh hoàn chỉnh với độ phân giải lớn hơn. Đó cũng là cách thức mà các nhà khoa học sử dụng để chụp ảnh toàn địa cầu từ vũ trụ.
Một trong những bức ảnh chụp địa cầu nổi tiếng nhất thế giới là bức “The Blue Marble” (Viên cẩm thạch xanh), được tàu vũ trụ Apollo 17 của NASA chụp lại vào năm 1972, từ khoảng cách 45.000 km so với trái đất. Để cho ra được hình ảnh này, NASA phải kết hợp nhiều hình ảnh chụp từ vệ tinh khác nhau, để cho ra một bức ảnh với độ phân giải lớn nhất.
Trái đất tuyệt đẹp qua bức ảnh chụp từ vệ tinh
Không giống với bức ảnh “The Blue Marble”, bức ảnh chụp từ vệ tinh thời tiết Elektro-L No.1 của Nga được chụp một lần duy nhất, thay vì chụp nhiều ảnh khác nhau rồi kết hợp chúng lại với nhau, từ độ cao 36.000 km so với trái đất.
Kết quả cuối cùng là bức ảnh có độ phân giải lớn nhất về trái đất, được chụp bằng một lần duy nhất, với độ phân giải lên đến 121-megapixel, cho phép người xem có thể zoom cận cảnh trên địa cầu.
Tuy nhiên, một điểm đặc biệt đó là màu sắc của quả địa cầu trên bức ảnh này có sự khác biệt so với màu sắc của địa cầu trong những bức ảnh được chụp bởi NASA. Sở dĩ có điều này là vì vệ tinh khí tượng của Nga đã sử dụng cảm biến để thu nhận cả ánh sáng nhìn thấy được và ánh sáng hồng ngoại từ trái đất. Ánh sáng hồng ngoại đã khiến cho tầng thực vật trên trái đất xuất hiện trên hình ảnh dưới dạng màu vàng đồng, thay vì màu xanh lục.
Bạn có thể xem toàn cảnh bán cầu Đông của quả địa cầu qua bức ảnh 121 megapixel chụp lại từ vệ tinh thời tiết của Nga tại đây (Có thể phóng to và thu nhỏ).
Vệ tinh thời tiết này của Nga chụp một hình ảnh toàn cảnh về trái đất 30 phút mỗi lần, từ độ cao hơn 35.000 km trên Ấn Độ Dương.
Từ những hình ảnh do vệ tinh ghi lại và đăng tải lên trang web của Trung Tâm nghiên cứu và theo dõi trái đất của Nga, James Drake, một nhà giáo dục người Canada đã sử dụng những hình ảnh này và kết hợp lại với nhau để tạo nên một đoạn video theo phong cách time-lapse (thời gian trôi đi), một cách đẹp mắt về địa cầu.
- Các bài viết cùng danh mục
- Bê bối bằng giả, CEO của Yahoo! vừa mất chức
- Mẹo hay giúp dễ dàng tạo hiệu ứng vui nhộn trên hình ảnh
- Gắn cờ Việt Nam lên tên lửa phóng VINASAT-2
- Vì sao các sản phẩm công nghệ thường được lắp ráp tại Trung Quốc?
- Tim Cook đã làm được những gì thời hậu Steve Jobs?
- Cụ bà 82 tuổi đặt mục tiêu có 80.000 người theo trên mạng xã hội
- 8 cách dùng USB siêu đẳng như điệp viên
- Chính thức khai thác thương mại VINASAT-2 từ tháng 7/2012
- Chuyện thâm cung bí sử về tỷ phú Facebook
- Người dùng Facebook thờ ơ bảo mật thông tin
-
Vì sao các sản phẩm công nghệ thường được lắp ráp tại Trung Quốc?
Vì sao các hãng công nghệ, mà đặc biệt là Apple luôn chọn các nhà máy lắp ráp sản phẩm của mình tại Trung Quốc? Câu trả lời ngoài lý do nguồn nhân công giá rẻ và luôn sẵn có thì còn một lý do khác.
Tablet, smartphone lõi tứ chuẩn bị càn quét
Cuộc cách mạng trên thị trường di động đã nổi sóng từ năm ngoái với những chiếc điện thoại lõi kép. Và giờ đây, các nhà sản xuất chip và các hãng di động đang chuẩn bị biến smartphone thành những cỗ máy mạnh ngang ngửa máy tính để bàn với bộ vi xử lý lõi tứ.