quang cao google
Google tìm kiếm hiệu quả
Thành công với Google
Quảng cáo trên Google
Hỗ trợ online Xem tiếp
Hoàng Hường - Hỗ trợ Google
Hoàng Hường
0989.690.561
Anh Mạnh - Hỗ trợ Google
Anh Mạnh
0916.26.6789
Tuấn Minh - Thiết Kế Website
Tuấn Minh
0961.496.319
Vũ Dương - Hỗ trợ Google
Vũ Dương
0983.99.6789
Nguyễn Tài - Hỗ trợ Google
Nguyễn Tài
0901.756.740
Mai Linh - Hỗ trợ Google
Mai Linh
0904.60.5354
Minh Tiến - Hỗ trợ Google
Minh Tiến
0912.596.666
Ngọc Mai - Hỗ trợ Google
Ngọc Mai
0975.013.855
Trao đổi quảng cáoXem tiếp
  • Đăng ký quảng cáo google Online
    Thiết kế website Đẹp - Ấn tượng
    Tư vấn - Trợ giúp khách hàng
    Google chứng nhận VNPEC/SEM là đối tác quảng cáo Google
  • Lượt xem 3464   lần

Sức mạnh Internet đang bị khai thác nửa vời tại VN

- (15:14:56 | Thứ năm, 26/04/2012)
Hơn 1/3 số người sử dụng Internet trong nước truy cập các trang bán hàng hoặc đấu giá trực tuyến, nhưng Việt Nam vẫn có chỉ số thấp về cấp độ chi tiêu trên mạng.

Trong buổi toạ đàm với chủ đề "Tác động của Internet tới sự phát triển của kinh tế Việt Nam" do Câu lạc bộ Nhà báo Công nghệ thông tin Việt Nam tổ chức ngày 25/4 tại Hà Nội, công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey&Company công bố kết quả khảo sát rằng Internet đóng góp 0,9% vào GDP của VN, trong đó có một phần đáng kể đến từ mảng tiêu dùng cá nhân. Con số này tương đương Thổ Nhĩ Kỳ và Ma-rốc, cao hơn cả Nga nhưng lại thấp hơn nhiều so với mức 4,1% ở Malaysia hay 2,6% ở Trung Quốc.

Lợi ích của Internet tại VN còn khiêm tốn.
Lợi ích của Internet tại VN còn khiêm tốn.

"Hơn một phần ba số người sử dụng Internet VN truy cập các website bán hàng hoặc đấu giá trực tuyến. Hơn 50% trong số đó tin rằng mua hàng trực tuyến giúp họ tiếp cận với danh mục sản phẩm đa dạng và phong phú hơn", Shaowei Ying, Phó giám đốc văn phòng Singapore của McKinsey, cho hay. "Tuy nhiên, thương mại điện tử VN có tiềm năng lớn nhưng chưa được đầu tư khai thác đúng mức".

Cấp độ chi tiêu Internet trong nước không cao do thị phần tương đối nhỏ của bán lẻ trực tuyến so với tổng thị phần bán lẻ nói chung và mức đóng góp khiêm tốn của thương mại điện tử vào GDP. McKinsey khẳng định doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đã tăng 19,3% hiệu quả kinh doanh nhờ Internet. Thế nhưng, đa số các doanh nghiệp chưa sử dụng Internet để tối đa khả năng của mình cũng như chưa đầu tư mở rộng sự hiện diện trên mạng dù lượng người sử dụng Internet ngày một tăng. Ông Mai Sean Cang, Tổng giám đốc Intel Việt Nam, nêu ví dụ về một khách sạn nhỏ ở Nha Trang đã lập website và khai thác hệ thống quảng cáo của Google để thu hút khách hàng nước ngoài, hay một tiệm may áo dài trong TP HCM đăng các mẫu áo lên mạng và cho phép đặt hàng trực tuyến. Nhưng nhìn chung, mới chỉ rất ít doanh nghiệp thực hiện điều tương tự. Hầu hết chưa tận dụng Internet làm đòn bẩy tiếp cận khách hàng hay tiến hành giao dịch.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Hưng, Phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, đánh giá tác động của Internet đối với khu vực phi thương mại đang lớn hơn khu vực thương mại còn hạ tầng Internet đang phát triển mạnh hơn nội dung. Ông Hưng kiến nghị các cơ quan nhà nước không nên quá thắt chặt những biện pháp quản lý nội dung kinh doanh trên Internet.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc VMG Media, nhấn mạnh rằng phát triển hạ tầng đến đâu cần phải nghĩ ngay đến việc trên đó sẽ có dịch vụ, nội dung, sản phẩm gì, nói cách khác phải đi trước nhu cầu của thị trường.

Trao đổi tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho biết Bộ đang đang xây dựng dự thảo Nghị định thay thế cho Nghị định 97 trước đây với 3 quan điểm. Thứ nhất là coi Internet là một xã hội thu nhỏ, nơi cuộc đời thực sẽ chuyển dần lên mạng bởi ngày càng nhiều người thể hiện quan điểm sống, giải trí… trên đó. Internet có cả mặt xấu và tốt. Cơ quan quản lý sẽ cố gắng hạn chế cái xấu và khuyến khích mọi người tuân theo các giá trị đạo đức và pháp luật.

Thứ hai, Internet là cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia. Khi mới xuất hiện tại VN, Internet được coi là công nghệ mới. 5 năm sau, đó là nơi kinh doanh đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Còn hiện nay, Internet nói riêng và CNTT nói chung là cơ sở hạ tầng thúc đẩy mọi mặt kinh tế xã hội.

"Thứ ba, việc hạn chế những cái xấu trên mạng không có là nghĩa ngăn cản kiểu cấm đoán, mà là để hợp tác phát triển", Thứ trưởng chia sẻ. "Do đó, Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông khi xây dựng chính sách luôn xác định mục tiêu cuối cùng là làm cho Internet phát triển, đem lại lợi ích ngày càng lớn cho đất nước và người dân".

Dù còn tồn tại những khoảng trống, các chuyên gia lại lạc quan rằng đó cũng chính là cơ hội để VN đạt được những kỳ tích mới về phát triển Internet trong thời gian tới cũng như là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế của Việt Nam

Ask
AOL
Bing
Google
Yahoo
Facebook
Msn