Hỗ trợ online Xem tiếp
Tư vấn - Hỏi đápXem tiếp
- Từ khóa dùng để quảng cáo trên google là gì?
- Tại sao bạn nên quảng cáo website trên google?
- Tại sao bạn nên chọn VNPEC để quảng cáo google cho website, sản phẩm của bạn?
- Vị trí Q.Cáo công ty của tôi ở đâu trên google?
- Khi nào Q.Cáo của tôi được chạy trên google?
- Video clips giới thiệu về quảng cáo trên google?
Trao đổi quảng cáoXem tiếp
- Lượt xem 4082 lần
Người Mỹ tìm cách chống lệnh cấm bẻ khóa điện thoại
- (09:11:24 | Thứ sáu, 22/02/2013)Các nhà tổ chức chiến dịch đang cố gắng thuyết phục Nhà Trắng hợp pháp hoá hoạt động bẻ khoá điện thoại tại Mỹ. Tổ chức này đang chuẩn bị đạt được ngưỡng 100.000 chữ ký đồng tình trước khi chiến dịch này kết thúc vào thứ Bảy (23/2) tới.
Chiến dịch này đã được đăng tải trên trang “We the People” của Nhà Trắng, kêu gọi chính quyền công nhận tính hợp pháp của các điện thoại di động được bẻ khoá (unlock). Hiện tại, chiến dịch đã thu thập được hơn 86.000 chữ ký điện tử, nhưng cần phải có 100.000 chữ ký hoặc nhiều hơn vào ngày 23/2 thì mới được Nhà Trắng hồi đáp chính thức.
Hồi tháng 10/2012, Văn phòng Bản quyền, Thư viện Quốc hội Mỹ, đã ra quyết định người dùng chỉ còn 90 ngày để được bẻ khoá điện thoại mà không có sự cho phép của nhà mạng. Theo đó, từ sau ngày 26/1/2013, bẻ khóa điện thoại trở thành hành động bất hợp pháp.
Cứ 3 năm một lần, theo yêu cầu của Đạo luật bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số (Digital Millenium Copyright Act – DMCA),Văn phòng Bản quyền sẽ xem xét lại các quy định về unlock (bé khoá mạng viễn thông để điện thoại có thể dùng được với nhiều nhà mạng khác nhau) và jailbreak (bẻ khoá hệ điều hành, can thiệp sâu vào hệ thống gốc của thiết bị để cài đặt những ứng dụng theo ý muốn người dùng). Thời gian này, các nhà quản lý nhận thấy “thực tế đã có nhiều thay đổi. Thị trường đã phát triển đến mức hiện nay có rất nhiều điện thoại mở khóa để người tiêu dùng lựa chọn”.
Trong khi đó, các tổ chức bảo vệ quyền trên Internet như Electronic Frontier Foundation (EFF) cho rằng quyết định trên sẽ khiến nhiều người dùng điện thoại di động thông thường bị dính líu vào các vụ kiện tụng của nhà mạng. Bản thân ông Khanifar cũng đã trải qua một số vụ kiện tụng như vậy. Năm 2005, ông bị hãng Motorola kiện vì đã bán phần mềm bẻ khoá điện thoại của họ.
“Tôi bắt đầu bẻ khoá điện thoại sau một lần gặp rắc rối. Đó là khi tôi mua một chiếc ĐTDĐ ở California khi đang học đại học ở Anh, và nhanh chóng nhận ra chiếc điện thoại không dùng được với bất kỳ nhà mạng nào của Anh”, Khanifar viết trong một blog. “Chiếc điện thoại đã bị khoá. Đang kẹt tiền và không thể mua điện thoại mới, tôi đã tìm cách thay đổi phần sụn (firmware) của điện thoại Motorola để mở khoá thiết bị”.
Cuối cùng, Khanifar bắt đầu bán phần mềm bẻ khoá của ông qua trang Cell-Unlock.com, cùng lúc mẫu điện thoại Motorola Razr ra mắt. Lúc đó, Khanifar đã nhận được cảnh báo của Motorola, cho rằng ông đã vi phạm Đạo luật DMCA và có thể bị phạt 500.000 USD và 5 năm tù.
“Phản ứng lúc đó của tôi là không kinh doanh nữa”, Khanifar viết, nhưng ông bắt đầu làm việc với Jennifer Granick, người sáng lập tổ chức Cyberlaw Clinic của Stanford, và cũng là người tổ chức các cuộc vận động tại EFF và Trung tâm Internet và Xã hội. Bà đã từng dính líu đến vụ kiện tụng như vậy và đã khiến Motorola phải lùi bước.
“Sau khi giúp tôi giải quyết vụ Motorola, Jennifer Granick đã đấu tranh để DMCA “miễn tội” cho điện thoại bẻ khoá, và đến tháng 11/2006, bẻ khoá điện thoại không bị coi là phạm pháp”, Khanifar viết. “Quyết định đó có hiệu lực trong 6 năm, cho đến khi Thư viện Quốc hội và Văn phòng Bản quyền quyết định gỡ bỏ nó vào tháng 11 vừa qua”.
Gần đây Nhà Trắng đã tăng ngưỡng hồi đáp chính thức từ 25.000 lên 100.000 sau khi một số chiến dịch thỉnh cầu đáng ngờ dễ dàng đạt ngưỡng 25.000.
Tất nhiên, ngay cả khi chiến dịch bảo vệ cho việc bẻ khoá điện thoại vượt qua ngưỡng 100.000 chữ ký điện tử, điều đó vẫn chưa đảm bảo Nhà Trắng sẽ rút lại quyết định của Văn phòng Bản Quyền. Song dù sao vẫn đề cũng phải được giải quyết chính thức chứ không phải cứ thuận theo Văn phòng Bản quyền.
Quy định về bẻ khoá điện thoại không ảnh hưởng đến việc bẻ khoá hệ điều hành, vì Văn phòng Bản quyền vẫn chấp nhận bẻ khoá hệ điều hành là hợp pháp với smartphone.
Để ký vào chiến dịch thỉnh cầu của Khanifar, tất cả mọi người phải có tài khoản whitehouse.gov và click vào “Sign This Petition”.
Hồi tháng 10/2012, Văn phòng Bản quyền, Thư viện Quốc hội Mỹ, đã ra quyết định người dùng chỉ còn 90 ngày để được bẻ khoá điện thoại mà không có sự cho phép của nhà mạng. Theo đó, từ sau ngày 26/1/2013, bẻ khóa điện thoại trở thành hành động bất hợp pháp.
Cứ 3 năm một lần, theo yêu cầu của Đạo luật bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số (Digital Millenium Copyright Act – DMCA),Văn phòng Bản quyền sẽ xem xét lại các quy định về unlock (bé khoá mạng viễn thông để điện thoại có thể dùng được với nhiều nhà mạng khác nhau) và jailbreak (bẻ khoá hệ điều hành, can thiệp sâu vào hệ thống gốc của thiết bị để cài đặt những ứng dụng theo ý muốn người dùng). Thời gian này, các nhà quản lý nhận thấy “thực tế đã có nhiều thay đổi. Thị trường đã phát triển đến mức hiện nay có rất nhiều điện thoại mở khóa để người tiêu dùng lựa chọn”.
Người sáng lập ra chiến dịch ký thỉnh nguyện vận động Nhà Trắng, Sina Khanifar, cho rằng: “Người tiêu dùng sẽ buộc phải trả những khoản phí chuyển vùng (roaming) đắt đỏ để thực hiện cuộc gọi khi đang ở nước ngoài. Nó làm giảm sự lựa chọn của người dùng, và giảm giá trị bán lại của thiết bị mà trước đó người dùng đã phải thanh toán đầy đủ cho nó”.
“Tôi bắt đầu bẻ khoá điện thoại sau một lần gặp rắc rối. Đó là khi tôi mua một chiếc ĐTDĐ ở California khi đang học đại học ở Anh, và nhanh chóng nhận ra chiếc điện thoại không dùng được với bất kỳ nhà mạng nào của Anh”, Khanifar viết trong một blog. “Chiếc điện thoại đã bị khoá. Đang kẹt tiền và không thể mua điện thoại mới, tôi đã tìm cách thay đổi phần sụn (firmware) của điện thoại Motorola để mở khoá thiết bị”.
Cuối cùng, Khanifar bắt đầu bán phần mềm bẻ khoá của ông qua trang Cell-Unlock.com, cùng lúc mẫu điện thoại Motorola Razr ra mắt. Lúc đó, Khanifar đã nhận được cảnh báo của Motorola, cho rằng ông đã vi phạm Đạo luật DMCA và có thể bị phạt 500.000 USD và 5 năm tù.
“Phản ứng lúc đó của tôi là không kinh doanh nữa”, Khanifar viết, nhưng ông bắt đầu làm việc với Jennifer Granick, người sáng lập tổ chức Cyberlaw Clinic của Stanford, và cũng là người tổ chức các cuộc vận động tại EFF và Trung tâm Internet và Xã hội. Bà đã từng dính líu đến vụ kiện tụng như vậy và đã khiến Motorola phải lùi bước.
“Sau khi giúp tôi giải quyết vụ Motorola, Jennifer Granick đã đấu tranh để DMCA “miễn tội” cho điện thoại bẻ khoá, và đến tháng 11/2006, bẻ khoá điện thoại không bị coi là phạm pháp”, Khanifar viết. “Quyết định đó có hiệu lực trong 6 năm, cho đến khi Thư viện Quốc hội và Văn phòng Bản quyền quyết định gỡ bỏ nó vào tháng 11 vừa qua”.
Gần đây Nhà Trắng đã tăng ngưỡng hồi đáp chính thức từ 25.000 lên 100.000 sau khi một số chiến dịch thỉnh cầu đáng ngờ dễ dàng đạt ngưỡng 25.000.
Tất nhiên, ngay cả khi chiến dịch bảo vệ cho việc bẻ khoá điện thoại vượt qua ngưỡng 100.000 chữ ký điện tử, điều đó vẫn chưa đảm bảo Nhà Trắng sẽ rút lại quyết định của Văn phòng Bản Quyền. Song dù sao vẫn đề cũng phải được giải quyết chính thức chứ không phải cứ thuận theo Văn phòng Bản quyền.
Quy định về bẻ khoá điện thoại không ảnh hưởng đến việc bẻ khoá hệ điều hành, vì Văn phòng Bản quyền vẫn chấp nhận bẻ khoá hệ điều hành là hợp pháp với smartphone.
Để ký vào chiến dịch thỉnh cầu của Khanifar, tất cả mọi người phải có tài khoản whitehouse.gov và click vào “Sign This Petition”.
- Các bài viết cùng danh mục
- Apple, Facebook, Twitter đồng loạt bị hacker tấn công
- Siêu phẩm kính của Google làm được những gì?
- 5 điều đáng chờ đợi tại MWC 2013
- Cấm cha mẹ dùng Facebook nếu có con dưới 5 tuổi?
- Việt Nam tăng trưởng smartphone, tablet nhanh thứ 2 thế giới
- Bill Gates bảo vệ Windows 8
- 7 tiện ích hữu dụng sau khi phá khoá iPhone
- Cách hạn chế trẻ nhỏ sử dụng máy tính
- Ngắm chiếc smartphone đắt giá nhất hành tinh
- Forbes: Việt Nam sẽ là trung tâm gia công phần mềm thế giới
-
Sony Ericsson chính thức bị khai tử
Sony đã chính thức hoàn tất thương vụ thâu tóm Sony Ericsson và thương hiệu Sony Ericsson sẽ hoàn toàn biến mất, thay vào đó sẽ là Sony Mobile Communications. Sony mua lại bộ phận di động của Ericsson giá 1,45 tỷ USD
Đội quân máy tính bảng khủng sẽ ra mắt tại CES 2013
Năm nay chắc chắn là năm thành công và thú vị nhất đối với sản phẩm máy tính bảng. Tuy nhiên, nhiều khả năng năm 2013 tới, giới công nghệ và người tiêu dùng sẽ được đón nhận nhiều mẫu máy tính bảng mạnh mẽ hơn nhưng có mức giá mềm hơn
-
- LG sẽ trình làng loạt smartphone mang tính cách mạng tại MWC
- Các gian hàng hoành tráng ở Mobile World 2011
- Bước ngoặt tỷ đô của các ứng dụng di động
- Steve Jobs được trao tặng giải Grammy cao quý
- Desktop đẹp mắt và đậm chất nghệ thuật với bộ hình nền khung cửa
- Dự báo xu hướng công nghệ nổi bật năm 2012