- Từ khóa dùng để quảng cáo trên google là gì?
- Tại sao bạn nên quảng cáo website trên google?
- Tại sao bạn nên chọn VNPEC để quảng cáo google cho website, sản phẩm của bạn?
- Vị trí Q.Cáo công ty của tôi ở đâu trên google?
- Khi nào Q.Cáo của tôi được chạy trên google?
- Video clips giới thiệu về quảng cáo trên google?
- Lượt xem 3767 lần
Microsoft và cuộc chiến chống phần mềm lậu
- (08:47:28 | Thứ sáu, 26/11/2010)Chúng tôi xin trích đăng "câu chuyện chống phần mềm lậu" được New York Times đăng tải để bạn đọc có cái nhìn toàn cảnh về cuộc chiến "không khói súng" nhưng đầy cam go này.
"Nóng" chợ đen Windows, Office giá rẻ: siêu lợi nhuận
Một sáng tháng 3-2009, khi mặt trời lấp ló trên những ngọn núi quanh vùng Los Reyes, một thị trấn ở Mexicô, hơn 300 nhân viên lực lượng an ninh đã có mặt, bố trí vây ráp ở một “nhà máy” thuộc quyền quản lý của băng đảng La Familia Michoacana. Thay vì tìm kiếm các mục tiêu hàng lậu, phi pháp quen thuộc như thuốc phiện, súng hay tiền… cảnh sát muốn khám xét việc sản xuất và phân phối hàng loạt phần mềm lậu của La Familia Michoacana.
Nhanh chóng, 3 người đàn ông đã bị bắt giữ cùng với 50 cỗ máy sử dụng để sao chép các đĩa phần mềm quen thuộc như Microsoft Office và game Xbox. “Toàn bộ quá trình điều tra cực kì phức tạp và mạo hiểm”, một quan chức giấu tên tham gia điều tra cho hay.
Sao chép và phân phối trái phép phần mềm lậu sinh lời rất lớn, ít mạo hiểm hơn nhiều so với các hoạt động phi pháp mà băng đảng La Familia đang thực hiện như bắt cóc, hối lộ hay buôn bán ma túy… Trên các đĩa lậu đều được gán nhãn “Sản xuất bởi FMM”, hàm ý Familia Morelia Michoacana, ngang nhiên nằm cạnh thương hiệu của hàng loạt nhà sản xuất phần mềm danh tiếng.
La Familia Michoacana là một băng đảng liên kết với hàng loạt tổ chức tội phạm khác dưới dạng một liên hiệp. Chúng phân phối phần mềm qua hàng ngàn kiốt, chợ và cả các cửa hàng trong vùng. Sự xuất hiện của các nhóm tội phạm được tổ chức quy củ kiểu này đang làm các ông lớn trong ngành phần mềm như Microsoft, Symantec và Adobe điên đầu. Tiếp tay cho chúng là hàng loạt nhóm tội phạm xuyên quốc gia ở Trung Quốc, Nam Mỹ, Đông Âu…làm nhiệm vụ mở rộng dây chuyền cung cầu. Đôi khi chúng cung cấp lậu một số phần mềm đường hoàng, nhưng không ít lần, phần mềm của các nhóm kiểu này chỉ có một nhiệm vụ là làm mũi tên chỉ đường cho các hoạt động tội phạm mạng khác.
Microsoft có thực sự "bó tay"?
Một hệ thống tình báo tự động của Microsoft có khả năng dò quét các liên kết chứa
phần mềm lậu được đưa lên mạng.
Không như các nhà sản xuất phần mềm khác, từ lâu Microsoft đã có những động thái cứng rắn trong việc phòng chống các hoạt động phân phối và sử dụng phần mềm lậu của hãng. Nhưng trên thực tế, các phần mềm của Microsoft vẫn đang tiếp tục trôi dạt khắp địa cầu với mức giá chưa bằng một bữa sáng.
Doanh số của gã khổng lồ phần mềm đến chủ yếu từ bản quyền hệ điều hành Windows và phần mềm Office. Tuy nhiên, mức giá mà Microsoft đưa ra là tương đối đắt đỏ. Ở một số nước như Ấn Độ, Microsoft thường hợp tác với cảnh sát địa phương để bắt phạt các công ty sử dụng phần mềm lậu. Trong trường hợp các công ty này cam kết theo con đường “chính đạo”, hãng phần mềm nước Mỹ sẵn sàng trở thành đối tác với mức giá chiết khấu.
Theo giáo sư trường luật Columbia Law School, nhà tiên phong trong phong trào phần mềm miễn phí Eben Moglen, Ấn Độ nên tập trung vào việc giáo dục ý thức của người dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ, thay vì chỉ tìm biện pháp bảo đảm tiền bản quyền trở lại túi Microsoft.
Tại thị trường Việt Nam, Microsoft cũng đã bắt đầu mở chiến dịch để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng vào giữa tháng 11-2010. |
Theo vị giáo sư này, Microsoft không có lựa chọn nào khác là phải kiên quyết trong việc chiến đấu với vấn nạn phần mềm lậu. Được biết, ngay cả các đối tác và mạng bán lẻ “hoành tráng” của Microsoft cũng không thể sống sót ở những nơi nhan nhản các cửa hàng bán phần mềm lậu, mặc dù người dùng và giới doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những nguy cơ lừa đảo trực tuyến nếu đặt niềm tin vào các phần mềm lậu.
Tuy nhiên, có một thông tin gây sốc là Microsoft sẵn sàng chấp nhận và thả trôi thực trạng sử dụng phần mềm lậu, vì hãng phần mềm này… không muốn người dùng sẽ đi mua các phần mềm thay thế giá rẻ hơn. Cùng lúc đó, ở “mặt trái”, Microsoft ra tay bóc mẽ một số công ty sử dụng phần mềm lậu để… nhắc nhở khách hàng và đối tác “fairplay” hơn trong việc dùng phần mềm.
Thực tế là Microsoft thừa tiềm lực để đẩy mạnh các hoạt động chống sử dụng phần mềm lậu. Tại trụ sở của hãng, các nhân viên phụ trách công tác chống phần mềm lậu còn sẵn sàng làm bạn với…tin tặc ở Nga, Đông Âu để theo dõi thông tin, cách thức mà đối tượng này thường thực hiện, theo quy trình chung là sử dụng thẻ tín dụng đánh cắp để mua và bán lại phần mềm, thông qua các trang web tự lập.
Thông qua hệ thống gián điệp nhân tạo, Microsoft có thể quét được trên web các liên kết nghi ngờ phát tán phần mềm, sau đó đưa ra yêu cầu với nhà cung cấp dịch vụ web đóng cửa các trang web chứa sản phẩm này. Đáng ngạc nhiên là giao diện của chúng rất chuyên nghiệp, thậm chí còn có cả trung tâm hỗ trợ khách hàng đặt ở…Ấn Độ.
Anaman, một nhân viên của Microsoft cho hay: “Trước đây, chúng tôi thường gỡ bỏ khoảng 10.000 link (liên kết) mỗi tháng, nhưng con số này bây giờ đã lên tới 800.000 link”. Theo Anaman, kiểm tra của Microsoft cho thấy, khoảng 35% phần mềm lậu trên các trang chia sẻ phần mềm lớn chứa mã độc.
|
- Các bài viết cùng danh mục
- Xem 3 máy tính bảng Acer “đọ dáng”
- Biến hóa để tạo trang chủ trình duyệt web độc đáo
- Tự động thay đổi giao diện Windows theo điều kiện thời tiết
- Họ nói gì về Samsung Galaxy Tab?
- Laptop hay trợ thủ đắc lực?
- 10 laptop bán chạy tháng 10/2010
- Onkyo giới thiệu máy tính bảng TW317A7 tích hợp kết nối 3G
- Những bí mật thú vị về Facebook
- Tăng tốc độ download/upload BitTorrent
- 10 phương án tản nhiệt cho máy tính của bạn
-
Mẹ hack hệ thống máy tính trường học để sửa điểm cho con
Một người phụ nữ sống tại bang Pennsylvania đang phải đối mặt với cáo buộc 6 tội danh khác nhau vì đã xâm nhập vào hệ thống máy tính của trường mà con mình đang học để thay đổi điểm số cũng như đọc email của trường học
Cậu bé thành chuyên gia của Microsoft khi 8 tuổi
Cậu bé Shafay Thobani đã làm quen với chiếc máy tính từ năm lên 4 và hoàn thành một cách xuất sắc các bài kiểm tra để nhận bằng chuyên gia do Microsoft cấp.