Hỗ trợ online Xem tiếp
Tư vấn - Hỏi đápXem tiếp
- Từ khóa dùng để quảng cáo trên google là gì?
- Tại sao bạn nên quảng cáo website trên google?
- Tại sao bạn nên chọn VNPEC để quảng cáo google cho website, sản phẩm của bạn?
- Vị trí Q.Cáo công ty của tôi ở đâu trên google?
- Khi nào Q.Cáo của tôi được chạy trên google?
- Video clips giới thiệu về quảng cáo trên google?
Trao đổi quảng cáoXem tiếp
- Lượt xem 3873 lần
Hacker Trung Quốc bị tố tấn công 2 trang báo lớn hàng đầu của Mỹ
- (14:41:31 | Thứ sáu, 01/02/2013)2 trang báo lớn hàng đầu của Mỹ là The New York Times và Wall Street Journal đồng loạt lên tiếng cáo buộc các hacker Trung Quốc đang tiến hành nhiều vụ tấn công nhằm vào mình
The New York Times liên tục bị hacker Trung Quốc tấn công thời gian qua
Theo The New York Times thì trang web của tờ báo này đã bị các hacker từ Trung Quốc liên tục tấn công trong suốt 4 tháng qua, bắt đầu từ ngày 25/10, khi tờ báo này đưa thông tin về việc Thủ tướng Ôn Gia Bảo sở hữu khối tài sản nhiều tỷ USD thông qua các hoạt động kinh doanh.
Tờ báo này sau đó đã phải hợp tác với hãng viễn thông AT&T và hãng bảo mật Mandiant để truy tìm tung tích hoạt động của các hacker. Các chuyên gia bảo mật đã phát hiện ra hacker sử dụng phần mềm độc hại để mở cửa hậu (backdoor) trên hệ thống của tờ báo để xâm nhập trái phép.
Sở dĩ phải sau 4 tháng, The New York Times mới công bố thông tin này là vì muốn thu thập đầy đủ thông tin về các hacker trước khi bịt lại các lỗ hổng và công khai thông tin.
The New York Times có đủ bằng chứng để cáo buộc hacker Trung Quốc tấn công nhằm vào mình
Các hacker đầu tiên xâm nhập vào các máy tính tại trường đại học Mỹ, sau đó sử dụng máy tính này để xâm nhập trái phép vào hệ thống của The New York Times, một cách để tự che giấu danh tính của mình. Các hacker đã cài đặt 45 phần mã độc khác nhau trên hệ thống của The New York Times để chiếm quyền truy cập vào toàn bộ các máy tính có trên hệ thống.
The New York Times khẳng định các phần mềm độc hại này đều cho thấy Trung Quốc là nguồn gốc của các vụ tấn công.
“Các phần mềm độc hại đã được xác định bởi các chuyên gia bảo mật máy tính cho thấy nguồn gốc các cuộc tấn công đến từ Trung Quốc”, đại diện tờ báo The New York Times cho biết. “Nhiều bằng chứng cho thấy nguồn gốc ban đầu của cuộc tấn công đến từ các máy tính thuộc một trường đại học ở Mỹ, mà từng bị các hacker Trung Quốc lợi dụng để tấn công vào các nhà thầu quân sự ở Mỹ trong quá khứ”.
Các hacker sau đó đã đánh cắp mật khẩu truy cập của toàn bộ nhân viên làm việc tại tờ báo này, từ đó cho phép tin tặc truy cập vào các máy tính cá nhân của họ. Tuy nhiên, theo Tổng biên tập Jill Abramson thì các hacker chưa thể truy cập vào các thông tin nhạy cảm của tờ báo, đặc biệt là các thông tin về cuộc điều tra về Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
“Các chuyên gia bảo mật cho biết không có bằng chứng nào cho thấy những email, file nhạy cảm liên quan đến cuộc điều tra về gia đình Ôn Gia Bảo bị truy cập, download hay sao chép”, Abramson cho biết.
Được biết, hệ thống của tờ báo The New York Times sử dụng phần mềm bảo mật Symantec anti-virus, tuy nhiên phần mềm này chỉ phát hiện được 1/45 phần mềm độc hại mà các hacker đã sử dụng. Symantec sau đó giải thích rằng sở dĩ phần mềm bảo mật của họ không thể phát hiện ra các malware này vì đây là các công cụ được thiết kế đặc biệt cho những vụ tấn công có chủ đích, thay vì những công cụ phổ biến. Symantec cũng cho biết sẽ tăng cường hơn nữa khả năng bảo mật để tránh những trường hợp tương tự trong tương lai.
The Wall Street Journal (WSJ) cũng chịu chung số phận
Sau khi The New York Times lên tiếng cáo buộc hacker Trung Quốc thực hiện nhiều cuộc tấn công nhằm vào mình, một trang báo lớn khác tại mỹ là The Wall Street Journal cũng lên tiếng tố cáo hacker Trung Quốc đã nhằm vào tờ báo của mình trong nhiều năm qua.
“Nhiều bằng chứng cho thấy nhiều nỗ lực xâp nhập nằm mục tiêu quản lý các tin tức của tờ báo có nguồn gốc từ Trung Quốc”, Paula Keve, phát ngôn viên của Down Jone & Co, công ty quản lý của WSJ cho biết.
WSJ, một “nạn nhân” khác của hacker Trung Quốc?
Keve cho biết hiện tờ báo WSJ đang làm việc với các nhà chức trách và các công ty bảo mật bên ngoài để giúp tăng cường bảo mật cho hệ thống của mình, nhằm ngăn ngừa những vụ tấn công khác trong tương lai.
Tuy nhiên khác với The New York Times, WSJ không cung cấp thông tin cụ thể về phương thức tấn công mà các hacker sử dụng cũng như những thiệt bại mà tờ báo này gặp phải.
Được biết hiện Cục Điều tra Liên Bang (FBI) cũng đã xem xét các cuộc tấn công từ tin tặc Trung Quốc nhằm vào các tờ báo lớn của Mỹ như một vấn đề về an ninh quốc gia.
Trước đó, các hacker Trung Quốc từng bị cáo buộc tấn công vào nhiều cơ quan truyền thông khác của Mỹ, bao gồm hãng tin Bloomberg và trang tin tức của Google.
Hiện quân đội Trung Quốc đã lên tiếng phủ nhận đứng đằng sau những cuộc tấn công này: “Luật pháp Trung Quốc nghiêm cấm các hành động bao gồm tấn công làm ảnh hưởng đến an toàn của Internet. Những cáo buộc quân đội Trung Quốc phát động các cuộc tấn công mạng là vô căn cứ và không có cơ sở”, Bộ quốc phòng Trung Quốc tuyên bố.
Những vụ tấn công mạng giữa các chính phủ của các nước đang dần trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây. Trung Quốc, Mỹ, Israel, Nga và nhiều quốc gia khác đã bị cáo buộc tấn công chính phủ nhiều nước thông qua sâu máy tính và các phần mềm độc hại tinh vi.
Theo The New York Times thì trang web của tờ báo này đã bị các hacker từ Trung Quốc liên tục tấn công trong suốt 4 tháng qua, bắt đầu từ ngày 25/10, khi tờ báo này đưa thông tin về việc Thủ tướng Ôn Gia Bảo sở hữu khối tài sản nhiều tỷ USD thông qua các hoạt động kinh doanh.
Tờ báo này sau đó đã phải hợp tác với hãng viễn thông AT&T và hãng bảo mật Mandiant để truy tìm tung tích hoạt động của các hacker. Các chuyên gia bảo mật đã phát hiện ra hacker sử dụng phần mềm độc hại để mở cửa hậu (backdoor) trên hệ thống của tờ báo để xâm nhập trái phép.
Sở dĩ phải sau 4 tháng, The New York Times mới công bố thông tin này là vì muốn thu thập đầy đủ thông tin về các hacker trước khi bịt lại các lỗ hổng và công khai thông tin.
Các hacker đầu tiên xâm nhập vào các máy tính tại trường đại học Mỹ, sau đó sử dụng máy tính này để xâm nhập trái phép vào hệ thống của The New York Times, một cách để tự che giấu danh tính của mình. Các hacker đã cài đặt 45 phần mã độc khác nhau trên hệ thống của The New York Times để chiếm quyền truy cập vào toàn bộ các máy tính có trên hệ thống.
The New York Times khẳng định các phần mềm độc hại này đều cho thấy Trung Quốc là nguồn gốc của các vụ tấn công.
“Các phần mềm độc hại đã được xác định bởi các chuyên gia bảo mật máy tính cho thấy nguồn gốc các cuộc tấn công đến từ Trung Quốc”, đại diện tờ báo The New York Times cho biết. “Nhiều bằng chứng cho thấy nguồn gốc ban đầu của cuộc tấn công đến từ các máy tính thuộc một trường đại học ở Mỹ, mà từng bị các hacker Trung Quốc lợi dụng để tấn công vào các nhà thầu quân sự ở Mỹ trong quá khứ”.
Các hacker sau đó đã đánh cắp mật khẩu truy cập của toàn bộ nhân viên làm việc tại tờ báo này, từ đó cho phép tin tặc truy cập vào các máy tính cá nhân của họ. Tuy nhiên, theo Tổng biên tập Jill Abramson thì các hacker chưa thể truy cập vào các thông tin nhạy cảm của tờ báo, đặc biệt là các thông tin về cuộc điều tra về Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
“Các chuyên gia bảo mật cho biết không có bằng chứng nào cho thấy những email, file nhạy cảm liên quan đến cuộc điều tra về gia đình Ôn Gia Bảo bị truy cập, download hay sao chép”, Abramson cho biết.
Được biết, hệ thống của tờ báo The New York Times sử dụng phần mềm bảo mật Symantec anti-virus, tuy nhiên phần mềm này chỉ phát hiện được 1/45 phần mềm độc hại mà các hacker đã sử dụng. Symantec sau đó giải thích rằng sở dĩ phần mềm bảo mật của họ không thể phát hiện ra các malware này vì đây là các công cụ được thiết kế đặc biệt cho những vụ tấn công có chủ đích, thay vì những công cụ phổ biến. Symantec cũng cho biết sẽ tăng cường hơn nữa khả năng bảo mật để tránh những trường hợp tương tự trong tương lai.
The Wall Street Journal (WSJ) cũng chịu chung số phận
Sau khi The New York Times lên tiếng cáo buộc hacker Trung Quốc thực hiện nhiều cuộc tấn công nhằm vào mình, một trang báo lớn khác tại mỹ là The Wall Street Journal cũng lên tiếng tố cáo hacker Trung Quốc đã nhằm vào tờ báo của mình trong nhiều năm qua.
“Nhiều bằng chứng cho thấy nhiều nỗ lực xâp nhập nằm mục tiêu quản lý các tin tức của tờ báo có nguồn gốc từ Trung Quốc”, Paula Keve, phát ngôn viên của Down Jone & Co, công ty quản lý của WSJ cho biết.
Keve cho biết hiện tờ báo WSJ đang làm việc với các nhà chức trách và các công ty bảo mật bên ngoài để giúp tăng cường bảo mật cho hệ thống của mình, nhằm ngăn ngừa những vụ tấn công khác trong tương lai.
Tuy nhiên khác với The New York Times, WSJ không cung cấp thông tin cụ thể về phương thức tấn công mà các hacker sử dụng cũng như những thiệt bại mà tờ báo này gặp phải.
Được biết hiện Cục Điều tra Liên Bang (FBI) cũng đã xem xét các cuộc tấn công từ tin tặc Trung Quốc nhằm vào các tờ báo lớn của Mỹ như một vấn đề về an ninh quốc gia.
Trước đó, các hacker Trung Quốc từng bị cáo buộc tấn công vào nhiều cơ quan truyền thông khác của Mỹ, bao gồm hãng tin Bloomberg và trang tin tức của Google.
Hiện quân đội Trung Quốc đã lên tiếng phủ nhận đứng đằng sau những cuộc tấn công này: “Luật pháp Trung Quốc nghiêm cấm các hành động bao gồm tấn công làm ảnh hưởng đến an toàn của Internet. Những cáo buộc quân đội Trung Quốc phát động các cuộc tấn công mạng là vô căn cứ và không có cơ sở”, Bộ quốc phòng Trung Quốc tuyên bố.
Những vụ tấn công mạng giữa các chính phủ của các nước đang dần trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây. Trung Quốc, Mỹ, Israel, Nga và nhiều quốc gia khác đã bị cáo buộc tấn công chính phủ nhiều nước thông qua sâu máy tính và các phần mềm độc hại tinh vi.
- Các bài viết cùng danh mục
- Fujifilm ra mắt loạt máy ảnh siêu zoom mới
- BlackBerry Z10, Q10 chính thức ra mắt
- Một ngày làm việc của kỹ sư Google Maps
- Ấn Độ thi phát triển ứng dụng bảo vệ phụ nữ
- Office 2013 ra mắt, cho phép người dùng thuê để sử dụng
- 95 năm tù vì tạo ra virus ăn cắp tài khoản ngân hàng
- Điểm danh 10 quốc gia có tốc độ kết nối Internet nhanh nhất thế giới
- Hình ảnh thực tế của điện thoại BlackBerry 10 bí mật
- Công cụ đặc trị để tìm và diệt siêu mã độc Red October
- Hà Nội: Sẽ phủ wifi miễn phí tại khu phố thông minh
-
Khoác áo Windows 8 lên hệ điều hành Windows XP
Hiện đa số người dùng văn phòng vẫn đang sử dụng máy tính chạy trên nền tảng Windows XP. Mặc dù vậy bạn vẫn có thể trải nghiệm hệ điều hành mới của Microsoft ngay trên nền tảng Windows XP
Thú chơi e-book: Âm thầm nhưng khó bỏ
Thuộc phân khúc khác biệt so với máy tính bảng, sách điện tử đang dần chiếm được cảm tình của cả dân mọt sách lẫn những độc giả ngoại đạo tại thị trường Việt Nam
-
- iPhone, iPad mới sẽ nhanh gấp 20 lần hiện tại
- 5 dự báo về thế giới di động năm 2011
- Những dấu ấn đáng nhớ của Tim Cook sau một năm trị vì Apple
- Khoác áo phong cách Google Chrome đẹp mắt cho Windows 7
- Những sự kiện công nghệ nổi bật tuần cuối của tháng 11
- Những lý do để bạn không thể bỏ qua Firefox 13