quang cao google
Google tìm kiếm hiệu quả
Thành công với Google
Quảng cáo trên Google
Hỗ trợ online Xem tiếp
Hoàng Hường - Hỗ trợ Google
Hoàng Hường
0989.690.561
Anh Mạnh - Hỗ trợ Google
Anh Mạnh
0916.26.6789
Tuấn Minh - Thiết Kế Website
Tuấn Minh
0961.496.319
Vũ Dương - Hỗ trợ Google
Vũ Dương
0983.99.6789
Nguyễn Tài - Hỗ trợ Google
Nguyễn Tài
0901.756.740
Mai Linh - Hỗ trợ Google
Mai Linh
0904.60.5354
Minh Tiến - Hỗ trợ Google
Minh Tiến
0912.596.666
Ngọc Mai - Hỗ trợ Google
Ngọc Mai
0975.013.855
Trao đổi quảng cáoXem tiếp
  • Google chứng nhận VNPEC/SEM là đối tác quảng cáo Google
    Thiết kế website Đẹp - Ấn tượng
    Đăng ký quảng cáo google Online
    Tư vấn - Trợ giúp khách hàng
  • Lượt xem 3974   lần

Chân dung những khách hàng dễ làm 'gà' khi mua đồ số

- (10:11:35 | Thứ tư, 14/07/2010)
Thời đại vũ bão của kỷ nguyên điện tử tiêu dùng, con người được tiếp cận với hàng loạt thiết bị mới nhưng có không ít người đang trở thành những "chú gà" bất đắc dĩ cho các nhà phân phối.

 

Muốn làm người đầu tiên

Phác họa: Họ có tiền, có kiến thức và có độ "say" cao với các đồ số. Họ sẵn sàng bỏ công, bỏ sức, bỏ thời gian và tiền bạc chỉ để làm người sở hữu món đồ đầu tiên.

Ưu điểm: Vinh quang là đây, hoành tráng là đây. Hãy tưởng tượng cả đám đông xung quanh phải ngước nhìn và trầm trồ trước một dân chơi thứ thiệt.

Lý do làm "gà": Dục tốc bất đạt, câu thành ngữ khá đúng khi lấy iPhone 4 làm một minh chứng rõ nét. Lỗi sóng, lỗi màn hình vàng, chưa thể unlock... Tốn tiền để rồi đôi khi mua một cục gạch về để ngắm! Thật khó có thể diễn tả cảm xúc vừa bi vừa hài của người dùng khi đã trót lỡ chi tiền để rồi ngậm đắng một sự thật là mình vừa mua thứ vô dụng.

Lời khuyên: Đôi khi số 1 không phải là tất cả. Hãy quan sát động tĩnh và lắng nghe từ nhiều phía. Ví dụ như iPhone 4, sau lỗi ăng-ten, Apple sẽ phải có chút chỉnh sửa ở các lô máy kế tiếp cũng như có chính sách giá tốt hơn cho những sản phẩm còn trên kệ. Chẳng ai muốn bỏ ra vài chục triệu để mua thứ không dùng được hoặc liên tục đem đi bảo hành, sửa lỗi.

Bài toán iPhone 4 cho thấy, làm người đầu tiên chưa hẳn đã... sướng (Ảnh: Internet)

 

So đo tính toán

Phác họa: Là những người tính toán trên từng đơn vị giá của một thiết bị, linh kiện cần mua. Đó có thể minh chứng bằng việc lượn hết các website, chạy khắp các cửa hàng để so báo giá và từ đó chọn địa điểm đưa ra thông báo giá rẻ nhất để mua hàng.

Ưu điểm: Họ là những người có am hiểu về công nghệ và Internet, biết tìm kiếm các thông tin về giá cả cũng như chọn lựa được mức giá thấp nhất.

Lý do làm "gà": Rẻ nhất chưa phải là tốt nhất, đó dường như là một chân lý. Trong thời điểm hiện nay, cùng một thương hiệu điện tử, có thể do một công ty phân phối và do nhiều nhà bán lẻ niêm yết giá, độ chênh không đáng là bao. Nếu bỏ ra công sức đi 10km chỉ để tới được một chỗ mua hàng rẻ hơn 1 đến 2 USD thì thật không đáng. Chưa kể tới việc đôi khi thiết bị mua về phải đổi lại do lỗi hoặc không vừa ý thì lúc đó mới thấm thía "nhất cự ly, nhì tốc độ".

Lời khuyên: Hãy mua thiết bị, linh kiện điện tử ở địa điểm tin cậy, thuận tiện trong việc vận chuyển và đi lại. Trong nhiều trường hợp, đôi khi nhà bán lẻ cũng kiêm luôn đơn vị bảo hành.

 

Thừa kiến thức, thiếu chuyên sâu

Phác họa: Họ rất am hiểu công nghệ, Intel ra dòng chip gì, AMD ra chip đối trọng ra sao họ đều nắm cả. Có thể nói họ như một pho từ điển sống về đồ số với những kiến thức uyên thâm tới từng nanomet của transistor trên mỗi bộ vi xử lý.

Ưu điểm: Đây là những người nắm vững lý thuyết rất tốt, thích hợp cho những cuộc thi trắc nghiệm ví dụ như Ai là triệu phú phiên bản... đồ số hoặc Hãy chọn Chip đúng cho bo mạch chủ.

Lý do làm "gà": Học đi đôi với hành - đó là rời răn cửa miệng và ứng trong trường hợp này là không lệch. Có thể họ hiểu rõ lý thuyết nhưng trên thực tế còn nhiều thứ hy hữu xảy ra mà không có trong bất kỳ tài liệu nào. Một bộ vi xử lý cần phải kết hợp với bo mạch chủ nào, hệ thống tản nhiệt ra sao đôi khi không đơn giản như đi siêu thị cùng mớ lý thuyết sáo rỗng. Việc mua bán và lắp ráp các thiết bị IT đòi hỏi ngoài việc có kiến thức bạn còn cần những kỹ năng và tính logic khi kết hợp chúng thành một dàn máy tính hoàn chỉnh.

Lời khuyên: Nắm vững thông số, cấu hình là một yếu tố khá quan trọng khi mua đồ số nhưng đó mới chỉ là một phần quyết định. Bạn có thể biết rõ socket của bo mạch chủ có bao nhiêu chân và chọn loại chipset nào thì phù hợp nhưng lại không biết lắp ráp, và đó là một bi kịch. Chỉ cần lắp nhầm, hậu quả sẽ khôn lường và việc lắp ráp một chiếc máy tính không đơn giản như một bộ trò chơi Lego.

 

Mua hàng theo cảm tính

Phác họa: Đây là típ người... biết vâng lời. Chỉ cần nghe số đông bàn tán về chất lượng một sản phẩm nào đó, họ sẽ chuyển mình theo số đông. Họ nghe lời tư vấn của người bán về tất cả ưu điểm của sản phẩm và rồi bỏ tiền ra mua nó.

Ưu điểm: Đôi khi lựa chọn của họ chính xác vì phản hồi của số đông đa số là tốt thì kết quả cũng không tệ. Những nhân viên bán hàng chân chính luôn giúp khách hàng mua được món đồ điện tử hợp lý, vừa túi tiền khi khách hàng cho biết nhu cầu.

Lý do làm gà: Thế còn trong các trường hợp xấu thì sao? Số đông sai lầm, nhân viên bán hàng kém hoặc muốn đẩy hàng tồn? Thì chỉ còn nước chịu trận mà thôi.

Lời khuyên: Không phải bỗng dưng mà dưới mỗi bài đánh giá về một món đồ số, các chuyên gia luôn khuyên người mua nên đi cùng một người bạn có kinh nghiệm hoặc tham khảo ý kiến của những người từng sử dụng. Cảnh giác là không thừa, nhất là thời điểm hiện nay, lựa chọn của số đông vẫn có tỷ lệ sai lầm không nhỏ.

Ask
AOL
Bing
Google
Yahoo
Facebook
Msn